Bài Học 88
An Ma 30
Lời Giới Thiệu
Sau một trận đại chiến giữa dân Nê Phi và dân La Man, thì hòa bình được vãn hồi trong xứ. Khoảng hai năm sau, một người đàn ông tên là Cô Ri Ho bắt đầu rao giảng rằng không có Thượng Đế, rằng sẽ không có Đấng Ky Tô, và rằng không có tội lỗi. Hắn chửi rủa các vị lãnh đạo của Giáo Hội, cho rằng họ đang giảng dạy những truyền thuyết điên rồ. Những lời giảng dạy sai lầm của hắn đã dẫn dắt nhiều người đến việc phạm tội nghiêm trọng. Cô Ri Ho bị giải ra trước An Ma, là người làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô, và dạy rằng tất cả mọi điều đều làm chứng về một Đấng Tạo Hóa Tối Cao. Cuối cùng Cô Ri Ho bị quyền năng của Thượng Đế làm cho câm và tin vào lẽ thật. Tuy nhiên, khi hắn cầu xin để có được tiếng nói trở lại, thì An Ma từ chối lời cầu xin của hắn, và nói rằng hắn sẽ giảng dạy giáo lý sai lầm một lần nữa nếu hắn có được lại tiếng nói của mình. Cô Ri Ho dành cả cuộc đời còn lại của mình để đi ăn xin cho đến khi bị một nhóm người Nê Phi ly khai được gọi là dân Giô Ram giày đạp lên hắn cho đến chết.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
An Ma 30:1–18
Cô Ri Ho, một kẻ chống báng Đấng Ky Tô, chế giễu giáo lý của Đấng Ky Tô
Trước khi lớp học bắt đầu, đục một cái lỗ nhỏ ở dưới đáy của một lon nước ngọt và để cho nước ngọt chảy hết ra ngoài. Cho lớp học thấy cái lon mà không tiết lộ rằng đó là cái lon không. Hỏi có ai muốn cái lon đó không và họ sẽ sẵn lòng trả bao nhiêu tiền cho cái lon đó. Yêu cầu một học sinh bước ra, xem xét cái lon và nói cho lớp học biết điều gì ở bên trong. (Thay vì một lon nước ngọt, các anh chị em cũng có thể sử dụng bất kỳ cái hộp không nào, một cái túi, hoặc một giấy gói thường gói một cái gì đó mà học sinh muốn).
-
Những lời giảng dạy sai lạc giống với cái lon nước ngọt này như thế nào? (Những lời giảng dạy này thường cám dỗ ở bên ngoài nhưng trống rỗng ở bên trong).
Giải thích rằng trong bài học hôm nay, học sinh sẽ học về một người tên là Cô Ri Ho. Khi họ học An Ma 30, hãy khuyến khích họ xem xét cách những lời giảng dạy của Cô Ri Ho đã làm cho hắn và những người khác đều trống rỗng về phần thuộc linh.
Nói cho học sinh biết rằng sau một thời gian chiến tranh chống lại dân La Man, dân Am Môn (dân An Ti Nê Phi Lê Hi) và dân Nê Phi bước vào một thời kỳ hòa bình. Sau đó Cô Ri Ho đã làm gián đoạn hòa bình của họ. Yêu cầu học sinh đọc An Ma 30:6, 12, cùng tìm kiếm một cụm từ mô tả người này. (Cụm từ này là Kẻ Chống Báng Đấng Ky Tô. Giải thích rằng một định nghĩa của cụm từ này là “bất cứ người nào hay bất cứ điều gì mà làm giả mạo kế hoạch phúc âm chân chính về sự cứu rỗi và công khai hoặc kín đáo chống đối Đấng Ky Tô” [Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Kẻ Chống Lại Đấng Ky Tô,” scriptures.lds.org].)
Chuẩn bị bài tập sau đây trên một tờ giấy phát tay hoặc trên tấm bảng trước khi lớp học bắt đầu. Nếu các anh chị em viết bài tập đó lên trên bảng, hãy yêu cầu học sinh chép nó vào sổ tay ghi chép hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư. Bài tập này sẽ giúp họ nhìn thấy cách mà Sa Tan và những người phục vụ nó đã sử dụng các giáo lý sai lạc để cám dỗ chúng ta phạm tội.
Những Lời Giảng Dạy Sai Lạc của Cô Ri Ho Kẻ Chống Báng Đấng Ky Tô
Lời Giảng Dạy Sai Lạc |
Sứ điệp |
---|---|
a. Các em không thể biết điều gì là đúng trừ khi nhìn thấy điều đó. Do đó, các em không thể biết rằng sẽ có một Đấng Ky Tô. | |
2. An Ma 30:15 |
b. Không có điều gì như là tội lỗi cả. Không có tiêu chuẩn phổ biến về điều gì là đúng hay sai. |
3. An Ma 30:16 |
c. Dân chúng được thịnh vượng chỉ bằng nỗ lực của họ mà thôi. Không có điều gì như là một sự chuộc tội. |
4. An Ma 30:17 (bắt đầu với “mọi người đều trải qua …”) |
d. Không thể biết về những điều sẽ xảy ra trong tương lai, vì vậy các em không nên tin nơi Đấng Ky Tô hoặc theo những lời của những người nói họ là các tiên tri. |
5. An Ma 30:17 (bắt đầu với “bất cứ điều gì loài người làm …”) |
e. Sự tha thứ tội lỗi là một ý tưởng điên rồ xuất phát từ truyền thuyết sai lạc. |
6. An Ma 30:18 |
f. Không có cuộc sống sau khi chết, do đó các em không cần phải lo lắng về một sự phán xét sau cuộc sống này. |
Chia học sinh thành từng cặp. Yêu cầu họ đọc An Ma 30:12–18 chung với nhau. Chỉ dẫn họ so sao cho A phù hợp với những lời giảng dạy sai lạc của Cô Ri Ho nằm ở phía bên trái của bài tập, với những thông điệp của những lời giảng dạy đó nằm ở phía bên phải. (Trả lời: 1–d, 2–a, 3–e, 4–c, 5–b, 6–f).
Để giúp học sinh phân tích những lời giảng dạy của Cô Ri Ho và áp dụng điều họ học được, hãy hỏi những câu hỏi sau đây:
-
Các em đã từng thấy những lời giảng dạy nào tương tự với những lời giảng dạy của Cô Ri Ho?
-
Theo An Ma 30:18, những lời giảng dạy của Cô Ri Ho đã dẫn dắt dân chúng làm điều gì?
-
Các em nghĩ tại sao những lời giảng dạy này dẫn dắt dân chúng đầu hàng cám dỗ?
-
Chúng ta có thể học được điều gì từ những câu này về sự nguy hiểm của các giáo lý sai lạc? (Giúp học sinh nhận ra nguyên tắc sau đây: Sa Tan sử dụng các giáo lý sai lạc để cám dỗ chúng ta phạm tội).
Yêu cầu học sinh tự tưởng tượng ra mình đang ở trong tình huống sau đây:
Một người bạn mời các em chơi một trò chơi video. Khi đến nhà của người bạn đó, các em nhận biết rằng trò chơi đầy bạo động và gồm có các nhân vật ăn mặc khiếm nhã. Khi các em ngần ngại để chơi trò chơi đó, người bạn của các em yêu cầu các em giải thích lý do tại sao các em không muốn chơi.
-
Các em sẽ nói gì? (Học sinh có thể giải thích rằng trò chơi đó vi phạm các tiêu chuẩn về đức tin của họ).
-
Nếu người bạn của các em bắt đầu chỉ trích tín ngưỡng của các em cùng nói rằng tín ngưỡng đó giới hạn tự do của các em, thì các em có thể trả lời như thế nào?
An Ma 30:19–60
Cô Ri Ho đòi hỏi một điềm triệu từ An Ma và bị quyền năng của Thượng Đế làm cho câm
Tóm lược An Ma 30:19–30 bằng cách giải thích rằng Cô Ri Ho giảng dạy các giáo lý sai lạc trong ba thành phố Nê Phi khác nhau. Cuối cùng, hắn đã bị giải ra trước vị trưởng phán quan của xứ và trước An Ma, là vị lãnh đạo của Giáo Hội. Các anh chị em có thể muốn nêu ra rằng một trong những lý lẽ chính của Cô Ri Ho là các vị lãnh đạo Giáo Hội nắm giữ dân chúng trong vòng nô lệ—và tôn giáo của họ tước đoạt tự do của dân chúng. Hắn cũng cáo buộc các vị lãnh đạo Giáo Hội đang tìm kiếm lợi lộc cá nhân từ sức lao động của dân chúng.
Yêu cầu học sinh im lặng đọc An Ma 30:31 cùng tìm kiếm những lời cáo buộc của Cô Ri Ho chống lại An Ma và các vị lãnh đạo khác của Giáo Hội.
Mời học sinh đọc An Ma 30:32–35 để khám phá ra cách An Ma trả lời Cô Ri Ho.
-
Các em có từng thấy lẽ trung thực của câu trả lời của An Ma trong cuộc sống của các vị lãnh đạo Giáo Hội như thế nào?
Mời hai học sinh ra phía trước lớp. Yêu cầu họ đọc to An Ma 30:37–45 với một người đọc những lời của An Ma và người kia đọc những lời của Cô Ri Ho. Mời những người khác trong lớp tìm kiếm điều An Ma đã trình bày như là bằng chứng về sự hiện hữu của Thượng Đế.
-
An Ma đã đưa ra những bằng chứng nào về sự hiện hữu của Thượng Đế? (Khi học sinh trả lời xong, các anh chị em có thể muốn viết những câu trả lời của họ lên trên bảng. Các anh chị em cũng có thể muốn khuyến khích học sinh tô đậm những bằng chứng trong thánh thư của họ. Là một phần của cuộc thảo luận này, hãy nhấn mạnh rằng tất cả mọi điều đều làm chứng về Thượng Đế.
-
Trong số các bằng chứng mà An Ma đã liệt kê, thì bằng chứng nào là đặc biệt mạnh mẽ đối với các em? Tại sao?
Cho học sinh một vài phút để viết. Yêu cầu họ liệt kê các bằng chứng họ đã thấy “chứng tỏ là có Thượng Đế” (An Ma 30:44). Mời vài học sinh chia sẻ những bản liệt kê của họ với lớp học.
-
Những bằng chứng này ảnh hưởng đến các em như thế nào? Họ có thể củng cố đức tin và chứng ngôn của mình bằng những cách nào?
Tóm lược An Ma 30:46–50 bằng cách giải thích rằng Cô Ri Ho vẫn không chấp nhận các điềm triệu mà hắn đã được ban cho, đòi hỏi rằng An Ma phải cho hắn thấy một điềm triệu về sự hiện hữu của Thượng Đế. Để đáp lại Cô Ri Ho bị quyền năng của Thượng Đế làm cho câm. Khi tin vào quyền năng của Thượng Đế, Cô Ri Ho đã viết về lý do tại sao hắn đã rao giảng chống lại Thượng Đế Đức Chúa Cha và Chúa Giê Su Ky Tô. Mời một học sinh đọc to lời giải thích của Cô Ri Ho trong An Ma 30:51–53.
-
Các em nghĩ Cô Ri Ho có ý nói gì khi hắn nói rằng hắn đã giảng dạy những điều mà đã “làm thỏa chí đầu óc trần tục”? (Các anh chị em có thể cần phải giải thích rằng những lời giảng dạy của Cô Ri Ho đã lôi cuốn những ước muốn vật chất bất chính của dân chúng hơn là những ước muốn thuộc linh ngay chính của họ).
Tóm lược An Ma 30:54–59 bằng cách giải thích rằng Cô Ri Ho đã yêu cầu An Ma cầu nguyện để cho sự rủa sả có thể được cất bỏ khỏi hắn. An Ma từ chối, nói rằng nếu Cô Ri Ho có thể nói lại được thì hắn sẽ một lần nữa giảng dạy giáo lý sai lạc cho dân chúng. Cô Ri Ho bị đuổi ra ngoài và đi xin ăn hết nhà này qua nhà khác. Cuối cùng, hắn đi đến với dân Giô Ram là những người đã tách ra khỏi dân Nê Phi, và bị giày đạp lên cho đến chết.
Yêu cầu học sinh im lặng đọc An Ma 30:60 cùng tìm kiếm nguyên tắc mà Mặc Môn giảng dạy.
-
Mặc Môn giảng dạy nguyên tắc nào trong câu này?
Phải chắc chắn là học sinh hiểu rằng “quỷ dữ không nâng đỡ con cái của nó [những kẻ đi theo nó] vào ngày sau cùng.”
-
Điều này khác như thế nào với cách Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô chăm sóc chúng ta? (Khi học sinh thảo luận câu hỏi này, các anh chị em có thể muốn yêu cầu họ đọc An Ma 36:3).
Làm chứng về các lẽ thật mà các anh chị em và học sinh đã thảo luận trong bài học này.