Thư Viện
Bài Học 90: An Ma 32


Bài Học 90

An Ma 32

Lời Giới Thiệu

Sau khi chứng kiến hình thức thờ phượng bội giáo của dân Giô Ram, An Ma và những người bạn đồng hành của ông bắt đầu thuyết giảng lời của Thượng Đế cho dân Giô Ram. Họ bắt đầu nhận được một số thành công trong số những người nghèo khó và đã bị đuổi ra khỏi nhà hội của họ. Bằng cách so sánh lời của Thượng Đế với một hạt giống, An Ma đã dạy cho dân chúng cách để nhận được lời của Thượng Đế và gia tăng đức tin của họ.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

An Ma 32:1–16

Những người dân Giô Ram khiêm nhường cho thấy rằng họ đang chuẩn bị để nghe lời của Thượng Đế

Mời học sinh tưởng tượng rằng các anh chị em là một người bạn đã hỏi họ làm thế nào các anh chị em có thể biết được phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô là chân chính không. Hãy hỏi họ sẽ nói điều gì để giúp các anh chị em nhận được một chứng ngôn.

Sau khi học sinh chia sẻ những ý nghĩ của họ, hãy viết lên trên bảng Làm thế nào để nhận được một chứng ngôn và củng cố chứng ngôn đó. Nói cho học sinh biết rằng trong suốt bài học này, các anh chị em sẽ liệt kê các nguyên tắc và những sự hiểu biết mà họ khám phá ra về cách nhận được một chứng ngôn và củng cố chứng ngôn đó.

Nhắc nhở học sinh rằng An Ma và các anh em của ông đã quan sát sự thờ phượng sai lạc của dân Giô Ram, một nhóm dân Nê Phi bội giáo. Vì buồn rầu về sự tà ác của dân chúng nên ông đã cầu nguyện để có được sự an ủi và sức mạnh để có thể giảng dạy cho họ. (Xin xem An Ma 31).

Mời một học sinh đọc to An Ma 32:1–3. Yêu cầu lớp học tìm kiếm xem nhóm dân Giô Ram nào đã cho thấy là quan tâm đến sứ điệp của những người truyền giáo. Yêu cầu họ báo cáo điều họ tìm ra.

  • Theo An Ma 32:3, những người này nghèo về những phương diện nào? (“Họ đã nghèo về những vật chất của thế gian mà họ còn nghèo luôn cả trong lòng nữa.”)

  • Các em nghĩ “nghèo trong lòng” có nghĩa là gì?

Để giúp học sinh trả lời câu hỏi này, hãy mời một vài người trong số họ thay phiên nhau đọc to từ An Ma 32:4–12. (Học sinh có thể đề nghị rằng nghèo trong lòng gồm có sự khiêm tốn, hối cải, và sẵn sàng lắng nghe lời của Thượng Đế).

  • Câu hỏi trong An Ma 32:5 cho thấy dân Giô Ram nghèo trong lòng như thế nào?

  • Làm thế nào cảnh nghèo khó dẫn nhóm dân Giô Ram này đến các phước lành?

  • Những câu này dạy điều gì về việc nhận được và củng cố một chứng ngôn? (Khi học sinh chia sẻ những nguyên tắc khác nhau, hãy viết những nguyên tắc này dưới tiêu đề ở trên bảng. Hãy chắc chắn rằng họ nhận ra nguyên tắc sau đây: Tính khiêm nhường chuẩn bị cho chúng ta để nhận được lời của Thượng Đế.

  • Tại sao tính khiêm nhường là cần thiết trong tiến trình tiếp nhận và củng cố một chứng ngôn?

Mời một vài học sinh thay phiên nhau đọc to từ An Ma 32:13–16. Yêu cầu lớp học tìm kiếm hai cách khác nhau người ta có thể trở nên khiêm nhường. (Người ta có thể chọn trở nên khiêm nhường, hoặc họ có thể bị bó buộc phải khiêm nhường).

  • Chúng ta có thể học được gì về tính khiêm nhường từ những câu này? (Giúp học sinh nhận ra nguyên tắc sau đây: chúng ta được phước nhiều hơn khi chọn để khiêm nhường hơn là khi chúng ta bị bó buộc phải khiêm nhường.) Các em nghĩ tại sao là điều tốt hơn để chọn khiêm nhường?

  • Các em nghĩ hạ mình “vì lời của Thượng Đế” có nghĩa là gì? (An Ma 32:14). Điều này có thể áp dụng cho các thái độ của chúng ta trong nhà thờ, lớp giáo lý, hoặc việc học thánh thư chung gia đình như thế nào?

An Ma 32:17–43

An Ma dạy cho dân Giô Ram cách gia tăng đức tin của họ

Giải thích rằng An Ma đã nhận ra một ý nghĩ sai lạc mà nhiều người có về việc đạt được một chứng ngôn. Yêu cầu một học sinh đọc to An Ma 32:17–18 trong khi lớp học nhận ra ý nghĩ sai lạc này.

  • Nhiều người đã có ý nghĩ sai lạc nào về việc đạt được một chứng ngôn?

  • Việc đòi hỏi một điềm triệu trước khi tin tưởng là sai lầm như thế nào? (Các anh chị em có thể muốn nhắc nhở học sinh về tấm gương của Sê Rem trong Gia Cốp 7:13–16 và tấm gương của Cô Ri Ho trong An Ma 30:43–52. Các anh chị em cũng có thể yêu cầu họ đọc Giáo Lý và Giao Ước 63:9 để nhấn mạnh rằng các điềm triệu là một kết quả của đức tin, chứ không phải là điều gì đó chúng ta nên đòi hỏi trước khi có đức tin).

Giải thích rằng An Ma đã dạy dân chúng đức tin là gì. Mời học sinh im lặng đọc An Ma 32:21 cùng tìm kiếm định nghĩa của An Ma về đức tin. Hãy nêu ra rằng câu này là một đoạn thánh thư thông thạo. Các anh chị em có thể muốn khuyến khích học sinh tô đậm đoạn này theo một cách đặc biệt để họ sẽ có thể dễ dàng tìm ra đoạn này.

Yêu cầu học sinh im lặng đọc An Ma 32:22 cùng tìm kiếm lời khuyên dạy về cách nhận được và củng cố một chứng ngôn. Mời họ báo cáo điều họ tìm ra.

Thêm Ghi nhớ lòng thương xót của Thượng ĐếTin vào lời của Thượng Đế vào bản liệt kê ở trên bảng.

  • Tại sao những hành động này là quan trọng trong việc phát triển đức tin của chúng ta?

Giải thích rằng để giúp dân Giô Ram hiểu làm thế nào để tin vào lời của Thượng Đế, An Ma đề nghị rằng họ nên tiến hành một cuộc trắc nghiệm.

  • Tại sao người ta tiến hành các cuộc thí nghiệm khoa học? (Để tìm hiểu xem một lý thuyết hay một ý kiến là đúng).

Yêu cầu học sinh mô tả các cuộc thí nghiệm họ đã thực hiện trong các lớp khoa học hoặc các bối cảnh khác. Giúp họ thấy rằng các cuộc thí nghiệm đòi hỏi phải có hành động, chứ không phải chỉ đoán, về phần nhà nghiên cứu. Tiến trình tiếp nhận hoặc củng cố một chứng ngôn cũng đòi hỏi phải có hành động.

Yêu cầu một học sinh đọc to An Ma 32:27. Yêu cầu lớp học tìm kiếm cuộc trắc nghiệm An Ma đã mời dân Giô Ram tiến hành. Thêm Trắc nghiệm lời nói vào bản liệt kê ở trên bảng.

  • Các em nghĩ An Ma có ý nói gì khi ông nói phải “trắc nghiệm lời nói [của ông]”?

  • Các em nghĩ An Ma có ý nói gì khi ông nói phải “thức tỉnh và phát huy khả năng của mình”? (Các anh chị em có thể cần phải giải thích rằng từ khả năngám chỉ năng lực của chúng ta để suy nghĩ, hành động và hoàn thành những sự việc. An Ma mời dân chúng nên hành động theo lời nói của ông. Các anh chị em có thể muốn thêm Thức tỉnh và phát huy khả năng của mình vào bản liệt kê ở trên bảng).

  • Các em nghĩ “vận dụng một chút ít đức tin” có nghĩa là gì?

Để giúp học sinh khám phá cách họ có thể bắt đầu thực hiện cuộc trắc nghiệm này trong cuộc sống của họ, hãy mời họ im lặng đọc An Ma 32:28.

  • An Ma đã so sánh lời của Thượng Đế với điều gì? (Một hạt giống).

  • Một số nguồn gốc của lời Thượng Đế là gì? (Câu trả lời nên bao gồm thánh thư, những lời dạy của các vị tiên tri ngày sau, và sự mặc khải cá nhân từ Đức Thánh Linh).

  • An Ma đã nói chúng ta phải làm gì với “hạt giống” này?

Liệt kê các câu trả lời của học sinh lên trên bảng. Các anh chị em có thể muốn viết các câu trả lời ở bên dưới Trắc nghiệm lời của Thượng Đế nói, mà các anh chị em đã viết trước đó. Bản liệt kê có thể bao gồm các yếu tố sau đây:

  1. Chừa một chỗ để cho lời Thượng Đế (hoặc hạt giống) có thể được trồng trong tim các em.

  2. Nếu không liệng hạt giống ấy ra ngoài vì lòng không tin tưởng của các em.

  3. Nhận ra sự phát triển của lời Thượng Đế ở bên trong lòng các em.

Để giúp học sinh hiểu điều họ đã đọc về cuộc trắc nghiệm, hãy hỏi những câu hỏi sau đây:

  • Làm thế nào lời của Thượng Đế giống như một hạt giống mà có thể được gieo vào lòng của chúng ta? (Các câu trả lời có thể gồm có việc hạt giống có thể phát triển, có thể củng cố, và chúng ta cần phải nuôi dưỡng nó).

Khi học sinh thảo luận việc so sánh lời của Thượng Đế với một hạt giống, mời họ im lặng đọc An Ma 33:22–23. Trước khi họ đọc, hãy yêu cầu họ tìm kiếm lời giải thích của An Ma về “lời này.” Giúp họ thấy rằng lời này ám chỉ Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài.

  • Các em nghĩ “chừa một chỗ” cho lời đó được gieo vào lòng của chúng ta có nghĩa là gì? (Xin xem An Ma 32:28. Các câu trả lời có thể bao gồm việc chúng ta cần mở rộng lòng và chúng ta cần chừa chỗ trong cuộc sống của mình cho việc học thánh thư).

  • Các em nghĩ việc cảm thấy rằng lời của Thượng Đế “nẩy nở” trong lồng ngực của các em có nghĩa là gì? Nếu lời của Thượng Đế đang nẩy nở trong lồng ngực của các em, thì điều đang gì xảy ra cho chứng ngôn và đức tin của các em?

  • Có khi nào lời của Thượng Đế đã mở rộng tâm hồn và soi sáng sự hiểu biết của các em không?

Yêu cầu một vài học sinh thay phiên đọc từ An Ma 32:29–34. Mời lớp học dò theo cùng tìm kiếm các từ và cụm từ mô tả điều chúng ta học hỏi về lời của Thượng Đế. Sau đó yêu cầu học sinh đọc các từ và cụm từ mà họ đã tìm thấy và giải thích lý do tại sao họ đã chọn các từ và cụm từ đó. Chỉ vào bức hình trên bảng và hỏi:

  • Tại sao đức tin của chúng ta chưa được hoàn hảo sau khi thực hiện cuộc trắc nghiệm này? Các em nghĩ mình cần phải làm điều gì để nhận được một chứng ngôn lâu dài về phúc âm?

  • Tiến trình giúp đỡ một cái cây tăng trưởng tương tự với tiến trình củng cố một chứng ngôn như thế nào?

Mời một vài học sinh thay phiên nhau đọc to từ An Ma 32:35–40. Yêu cầu lớp học tìm kiếm lời khuyên bảo của An Ma về cách hoàn tất cuộc trắc nghiệm này.

  • Theo An Ma 32:37–40, chúng ta phải làm gì để đức tin của chúng ta nơi lời của Thượng Đế sẽ tiếp tục phát triển? (Thêm Nuôi dưỡng lời của Thượng Đế vào bản liệt kê ở trên bảng).

  • Chúng ta có thể làm gì để nuôi dưỡng lời của Thượng Đế? (Các câu trả lời có thể bao gồm việc chúng ta có thể học thánh thư mỗi ngày, cầu nguyện để được hướng dẫn khi chúng ta nghiên cứu, tìm kiếm những cách mà các thánh thư và những lời giảng dạy của các vị tiên tri ngày sau áp dụng trong cuộc sống của chúng ta, và chia sẻ điều chúng ta học được).

  • Điều gì xảy ra khi chúng ta bỏ bê một cái cây hoặc không nuôi dưỡng nó? Điều gì xảy ra khi chúng ta bỏ qua lời của Thượng Đế đã được gieo vào lòng của chúng ta?

Yêu cầu học sinh viết vào sổ tay ghi chép hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư điều họ đã học được từ An Ma 32 về cách nhận được và củng cố một chứng ngôn. Các anh chị em cũng có thể đề nghị họ viết những phần tóm lược trong thánh thư của họ gần An Ma 32:37–43.

Mời học sinh chia sẻ điều họ đã viết. Khi họ chia sẻ, hãy chắc chắn là họ bày tỏ rằng nếu chúng ta siêng năng nuôi dưỡng lời của Thượng Đế trong lòng mình thì đức tin và chứng ngôn của chúng ta về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài sẽ tăng trưởng.

Yêu cầu học sinh đọc An Ma 32:41–43, cùng tìm kiếm phần mô tả của An Ma về cái cây và trái cây.

  • Ở nơi nào khác trong Sách Mặc Môn mà có một phần mô tả về một cái cây với trái cây “ngon ngọt hơn hết thảy những trái ngon ngọt khác”? (Các anh chị em có thể cần phải nhắc nhở học sinh về phần mô tả cây sự sống trong 1 Nê Phi 8:11–121 Nê Phi 11:9–24).

  • Trong khải tượng của Lê Hi và Nê Phi về cây sự sống, cái cây và trái cây tượng trưng cho điều gì? (Cái cây tượng trưng cho tình yêu thương của Thượng Đế đã được thể hiện qua Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài, và trái cây tượng trưng các phước lành chúng ta có thể nhận được qua Sự Chuộc Tội. Xin xem bài 12 trong cuốn sách này).

  • Trong khải tượng của Lê Hi và Nê Phi, dân chúng đi đến cái cây bằng cách nào? (Bằng cách đi theo thanh sắt, là vật tượng trưng cho lời của Thượng Đế). Điều này giống như thế nào với việc An Ma so sánh lời của Thượng Đế với một hạt giống?

Mời một vài học sinh chia sẻ cách họ đã làm theo sự thực hành được mô tả trong An Ma 32. Hãy hỏi họ xem thực hành này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của họ như thế nào. Hãy cân nhắc việc chia sẻ những kinh nghiệm riêng của các anh chị em khi cảm thấy được quyền năng của lời Thượng Đế.

biểu tượng thông thạo thánh thưThông Thạo Thánh Thư—An Ma 32:21

Yêu cầu học sinh sử dụng An Ma 32:21 để xác định cách những người trong các tình huống sau đây đang thực hành đức tin hay là không đang thực hành đức tin.

  1. Một người thiếu nữ muốn có bằng chứng xác thực rằng Sách Mặc Môn là chân chính trước khi người ấy chịu tin sách đó.

  2. Một thanh niên nghe rằng tất cả những thanh niên xứng đáng nên phục vụ truyền giáo toàn thời gian. Mặc dù gia đình của người ấy nghèo nhưng người ấy quyết tâm phục vụ và chuẩn bị để phục vụ.

  3. Một thiếu nữ muốn trở nên trong sạch khỏi tội lỗi của mình qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Người ấy biết mình cần phải thú nhận một số tội lỗi với vị giám trợ để hối cải trọn vẹn. Người ấy lấy hẹn để gặp vị giám trợ của mình.

Xin lưu ý: Các anh chị em có thể sử dụng ý kiến này trong bài học khi giới thiệu đoạn thánh thư thông thạo, hoặc các anh chị em có thể sử dụng ý kiến này ở cuối bài học.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

An Ma 32:-22, 26-27. Đức tin là một sự lựa chọn

Giám Trợ Richard C. Edgley thuộc Giám Trợ Đoàn Chủ Tọa đã dạy rằng đức tin là một sự lựa chọn:

“Vì những xung đột và thử thách mà chúng ta đối phó trên thế gian ngày nay, tôi xin đề nghị một sự lựa chọn giản dị—một sự lựa chọn để có được sự bình an và bảo vệ và một sự lựa chọn điều gì thích hợp cho tất cả. Sự lựa chọn đó là đức tin. Hãy biết rằng đức tin không phải là một ân tứ cho không mà không cần có ý nghĩ, ước muốn hoặc nỗ lực. Đức tin không đến với chúng ta như hạt sương rơi từ trời xuống. Đấng Cứu Rỗi phán: ′Hãy đến cùng ta’ (Ma Thi Ơ 11:28) và ′Hãy gõ cửa, sẽ [mở] cho′ (Ma Thi Ơ 7:7). Đây là những động từ chỉ hành động—đến, gõ. Đây là những sự lựa chọn. Vậy nên, tôi nói rằng hãy chọn đức tin. Hãy chọn đức tin thay vì nỗi nghi ngờ; hãy chọn đức tin thay vì sợ hãi; hãy chọn đức tin thay vì điều không biết và không thấy; và hãy chọn đức tin thay vì tính bi quan.

“Cuộc thảo luận cổ điển của An Ma về đức tin đã được ghi trong sách An Ma chương 32 của Sách Mặc Môn là một loạt những điều lựa chọn để bảo đảm cho sự phát triển và gìn giữ đức tin của chúng ta. An Ma đưa ra cho chúng ta lời hướng dẫn để lựa chọn. Những từ nói về hành động của ông được khởi đầu với sự lựa chọn. Ông đã dùng những từ thức tỉnh, phát huy khả năng, trắc nghiệm, vận dụng, mong muốn, tác động,trồng trọt. Rồi An Ma giải thích rằng nếu chúng ta có những điều lựa chọn này và không liệng hạt giống ấy ra ngoài vì lòng không tin tưởng, thì ‘hạt giống ấy sẽ bắt đầu nẩy nở trong lồng ngực [chúng ta]’ (An Ma 32:28).

“Vâng, đức tin là một sự lựa chọn cũng như phải được tìm kiếm và phát triển. Như vậy, chúng ta chịu trách nhiệm cho đức tin của mình. Chúng ta cũng chịu trách nhiệm cho việc thiếu đức tin của mình. Sự lựa chọn là của các anh chị em” (“Đức Tin—Sự Lựa Chọn Là Của Các Anh Chị Em,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2010, 31–32).

An Ma 32:40-43. Tìm kiếm một chứng ngôn sống động

Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã nhận ra những cách chúng ta có thể nuôi dưỡng chứng ngôn của mình:

“Chứng ngôn đòi hỏi được nuôi dưỡng bằng lời cầu nguyện với đức tin, nỗi khát khao về lời của Thượng Đế trong thánh thư và việc tuân theo lẽ thật chúng ta đã nhận được. Việc xao lãng cầu nguyện thật là nguy hiểm. Việc học và đọc thánh thư một cách thất thường thật là nguy hiểm cho chứng ngôn của chúng ta. Đó là những chất nuôi dưỡng cần thiết cho chứng ngôn của chúng ta.

“Việc nuôi dưỡng lời của Thượng Đế, cầu nguyện chân thành, và tuân theo các lệnh truyền của Chúa cần phải được áp dụng một cách đều đặn và liên tục để chứng ngôn của các em tăng trưởng và phát triển. Đôi khi tất cả chúng ta gặp phải hoàn cảnh vượt quá tầm kiếm soát của mình mà làm gián đoạn thói quen học thánh thư của mình. Có thể có những lúc mà vì một lý do nào đó chúng ta chọn không cầu nguyện. Có thể có những lệnh truyền mà chúng ta có lần chọn làm ngơ.

“Nhưng các em sẽ không mong muốn được ban cho một chứng ngôn sống động nếu các em quên đi lời cảnh cáo và lời hứa trong An Ma [32:40–43]” (“Một Chứng Ngôn Sống Động,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2011, 127–28).