Bài Học 93
An Ma 36
Lời Giới Thiệu
Sau khi công việc truyền giáo của An Ma cho dân Gia Rôm, ông đã khuyên dạy riêng mỗi người con trai của mình. Lời khuyên dạy của ông cho con trai Hê La Man của ông được tìm thấy trong An Ma 36 và 37. An Ma làm chứng với Hê La Man rằng Thượng Đế sẽ giải thoát những người tin cậy nơi Ngài. Để minh họa lẽ thật này, An Ma mô tả năm kinh nghiệm của ông trước đó khi ông được giải thoát khỏi nỗi đau đớn về tội lỗi của ông nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Ông cũng cho biết về các nỗ lực của ông để mang những người khác đến với Đấng Ky Tô và cảm nhận được niềm vui về sự hối cải cho họ.
Xin lưu ý: Bài học 94 mang đến một cơ hội cho ba học sinh để giảng dạy. Nếu chưa làm như vậy, các anh chị em có thể muốn chọn ra ba học sinh bây giờ và đưa cho họ những bản sao của các phần đã được chỉ định của bài học 94 để họ có thể chuẩn bị. Khuyến khích họ thành tâm nghiên cứu tài liệu của bài học và tìm kiếm sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh để họ sẽ biết cách làm cho bài học thích nghi với các nhu cầu của các bạn học trong lớp của họ.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
An Ma 36:1–5
An Ma giảng dạy cho Hê La Man về quyền năng của Thượng Đế để giải thoát
Yêu cầu học sinh suy nghĩ về những cách tích cực trong đó chứng ngôn hoặc một lời giảng dạy đặc biệt của cha mẹ họ đã ảnh hưởng đến họ. Mời một hoặc hai học sinh chia sẻ những ý nghĩ của họ với lớp học.
Giải thích rằng các chương 36–42 trong sách An Ma chứa đựng lời khuyên dạy từ An Ma cho các con trai của ông. Các chương 36–37 đề cập đến Hê La Man, chương 38 đề cập đến Síp Lân, và các chương 39–42 đề cập đến Cô Ri An Tôn.
Khuyến khích học sinh tưởng tượng mình ở trong vị trí của Hê La Man khi lắng nghe chứng ngôn của cha ông trong An Ma 36:1–5. Yêu cầu học sinh im lặng đọc những câu này cùng tìm kiếm điều gây ấn tượng cho họ về chứng ngôn của An Ma.
-
Trong những câu này, điều gì gây ấn tượng nhất cho các anh chị em? Tại sao?
An Ma 36:6–22
An Ma mô tả sự phản nghịch của mình và giải thích cách ông đã nhận được sự tha thứ
Giải thích rằng để đưa ra thêm chứng ngôn về quyền năng của Thượng Đế để giải thoát những người tin cậy nơi Ngài, An Ma đã chia sẻ kinh nghiệm của ông về việc được giải thoát khỏi nỗi đau đớn về các tội lỗi của ông. Yêu cầu học sinh đọc lướt qua An Ma 36:6–9 và tóm lược điều đã xảy ra cho An Ma khi ông và các con trai của Mô Si A đi khắp nơi tìm cách phá hoại Giáo Hội.
Mời một học sinh đọc to An Ma 36:10. Yêu cầu lớp học nhận ra thời gian An Ma đã chịu đau khổ vì tội lỗi của ông. Giải thích rằng trong An Ma 36:11–17 chúng ta nhận được lời tường thuật chi tiết hơn về điều An Ma đã trải qua trong ba ngày ba đêm đau khổ hơn là trong những lời tường thuật khác về sự cải đạo của ông (xin xem Mô Si A 27 và An Ma 38). Chỉ định học sinh làm việc theo từng cặp. Mời các cặp học sinh nghiên cứu An Ma 36:11–17, cùng tìm kiếm những biểu lộ nỗi sợ hãi hoặc đau đớn của An Ma. Các anh chị em có thể muốn đề nghị học sinh tô đậm điều họ khám phá ra. Yêu cầu học sinh báo cáo những từ và cụm từ mà họ tìm thấy. (Các anh chị em có thể muốn viết các từ và cụm từ này lên trên bảng). Các anh chị em có thể muốn hỏi các câu hỏi sau đây để gia tăng sự hiểu biết của học sinh về các từ và cụm từ mà họ báo cáo.
-
Các em nghĩ cụm từ (hoặc từ) đó có nghĩa là gì? Điều gì đã khiến cho An Ma cảm thấy như vậy?
Để giúp học sinh hiểu rõ hơn về các từ xâu xé, ray rứt, và cực hình, hãy đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Boyd K. Packer thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:
“Xâu xé có nghĩa là ‘hành hạ.’ Vào thời xưa cái trăn là một cái khung mà nạn nhân bị đặt nằm trên đó với cổ tay và cổ chân bị trói vào cái trục và khi quay thì làm cho nạn nhân đau đớn vô cùng.
“Cái bừa là một cái khung có những đầu nhọn gắn vào. Khi kéo trên mặt đất, thì nó cày nát và tơi đất cục. Thánh thư thường nói về những tâm hồn và ý nghĩ ‘bị đau đớn’ vì tội lỗi.
“Cực hình có nghĩa là ‘làm quằn quại,’ một cách tra tấn thật đau đớn đến đỗi ngay cả người vô tội cũng phải thú tội” (“Bàn Tay của Đức Thầy,” Liahona, tháng Bảy năm 2001, 23).
-
Kinh nghiệm của An Ma có thể dạy cho chúng ta điều gì về những hậu quả của tội lỗi? (Giúp học sinh nhận ra lẽ thật sau đây: Tội lỗi dẫn đến nỗi đau đớn, đau khổ và hối tiếc).
-
Có phải dường như An Ma đã trải qua nỗi đau đớn và hối tiếc vì tội lỗi của ông ngay sau khi vi phạm tội lỗi không? Các em nghĩ tại sao là điều quan trọng để nhận biết rằng chúng ta có thể không cảm thấy những hậu quả của tội lỗi mình ngay lập tức?
Yêu cầu học sinh suy ngẫm những kinh nghiệm làm cho họ cảm thấy đau đớn hay hối tiếc về tội lỗi của họ. Sau đó, đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Packer:
“Mỗi một người chúng ta ít nhất cũng đã nếm mùi của lương tâm cắn rứt khi mắc phải lỗi lầm. …
“Nếu các anh chị em bị mặc cảm tội lỗi, hay nỗi chán nản, hay sự thất bại hay sự hổ thẹn đè nặng, thì có cách chữa lành” (“Bàn Tay của Đấng Thầy,” 22).
Hãy nêu ra rằng trong khi An Ma cảm thấy nỗi đau đớn dữ dội và hối hận về tội lỗi của mình, thì ông nhớ lại việc chữa lành nỗi đau đớn của ông.
-
Theo An Ma 36:17, ông đã nhớ điều gì?
Yêu cầu một học sinh đọc to {An Ma 36:18. Mời lớp học tìm kiếm điều An Ma đã làm để hành động theo những lời dạy của cha ông. Để giúp học sinh hiểu rõ hơn những câu này, hãy yêu cầu một học sinh đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:
“An Ma đã cảm động trước lời giảng dạy của cha ông, nhưng là điều đặc biệt quan trọng rằng lời tiên tri mà ông đã nhớ là một lời tiên tri về ‘sự hiện đến của một Đấng Giê Su Ky Tô, Vị Nam Tử của Thượng Đế, để chuộc tội lỗi của thế gian.’ (An Ma 36:17). Đó là tên và sứ điệp mà mỗi người cần phải nghe. … Cho dù chúng ta dâng lên bất cứ lời cầu nguyện nào khác, cho dù chúng ta có bất cứ nhu cầu nào khác đi nữa thì bằng cách nào đó, tất cả chúng ta đều tùy thuộc vào lời khẩn nài đó: “Hỡi Chúa Giê Su, là Vị Nam Tử của Thượng Đế, xin Ngài hãy thương xót con.’ Ngài sẵn sàng ban cho lòng thương xót đó. Ngài trả giá bằng chính mạng sống của Ngài để ban cho lòng thương xót” (However Long and Hard the Road [1985], 85).
-
Các em nghĩ tại sao là điều quan trọng cho chúng ta không những để học hỏi về Chúa Giê Su Ky Tô mà còn cầu xin các phước lành của Sự Chuộc Tội của Ngài?
Khuyến khích học sinh im lặng suy xét xem họ có cầu nguyện để nhận được các phước lành của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, kể cả phước lành của sự tha thứ không.
Mời học sinh tra cứu
-
An Ma 36:19-22
Hỏi câu hỏi sau đây về mỗi từ và cụm từ mà học sinh đã tìm thấy:
-
Cụm từ (hoặc từ) đó dạy cho các em biết gì về quyền năng của Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi? (Khi học sinh trả lời, hãy giúp họ thấy rằng không những nỗi đau đớn của An Ma đã được cất bỏ, mà lòng ông còn tràn đầy niềm vui nữa).
Viết lời phát biểu còn dở dang sau đây lên trên bảng: Nếu chúng ta thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài, thì Ngài sẽ …
-
Từ kinh nghiệm của An Ma, chúng ta có thể học được điều gì về những gì Chúa làm cho chúng ta khi chúng ta chân thành hối cải? (Học sinh có thể chia sẻ những nguyên tắc khác nhau, nhưng hãy chắc chắn rằng họ bày tỏ rằng nếu chúng ta thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài, thì Ngài sẽ giải thoát chúng ta khỏi nỗi đau đớn của tội lỗi chúng ta và làm cho lòng chúng ta tràn đầy niềm vui. Các anh chị em có thể muốn hoàn tất lời phát biểu này ở trên bảng).
-
Chúng ta có thể làm gì để thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô để chúng ta có thể được giải thoát khỏi những cảm nghĩ đau đớn hay hối hận gây ra bởi tội lỗi của mình?
Đọc to tình huống sau đây, và yêu cầu học sinh cân nhắc cách họ sẽ trả lời:
Một người bạn đã đọc Sách Mặc Môn bày tỏ mối quan tâm về những lời của An Ma trong An Ma 36:19. Người bạn của các em hỏi các em: “Nếu tôi có thể còn nhớ những tội lỗi của mình và vẫn cảm thấy hối hận vì những tội lỗi đó thì điều đó có nghĩa là tôi đã không được tha thứ?”
Yêu cầu học sinh giải thích những kinh nghiệm của An Ma liên quan như thế nào đến tình huống này. Sau khi học sinh đã trả lời hãy đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn:
“Sa Tan sẽ cố gắng làm cho chúng ta tin rằng các tội lỗi của chúng ta sẽ không được tha thứ vì chúng ta có thể nhớ đến những tội lỗi đó. Sa Tan là kẻ nói dối; nó cố gắng làm mờ mắt chúng ta và dẫn chúng ta xa khỏi con đường hối cải và tha thứ. Thượng Đế đã không hứa rằng chúng ta sẽ không nhớ đến các tội lỗi của mình. Việc ghi nhớ sẽ giúp chúng ta tránh tái phạm những lỗi lầm cũ. Nhưng nếu chúng ta vẫn luôn chân thật và trung tín thì ký ức về các tội lỗi của chúng ta sẽ được làm cho phai mờ với thời gian. Điều này sẽ là một phần của tiến trình chữa lành và thánh hóa cần thiết. An Ma đã làm chứng rằng sau khi ông kêu cầu Chúa Giê Su để được thương xót thì ông vẫn còn có thể nhớ đến các tội lỗi của ông, nhưng ký ức về các tội lỗi của ông không còn làm ông đau khổ và dày vò ông nữa, vì ông biết rằng ông đã được tha thứ (xin xem An Ma 36:17–19).
“Chúng ta có trách nhiệm để tránh bất cứ điều gì mà sẽ mang đến những ký ức về các tội lỗi trước đây. Khi tiếp tục có ‘một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối’ (3 Nê Phi 12:19), thì chúng ta có thể tin tưởng rằng Thượng Đế sẽ ‘không còn nhớ tới [những tội lỗi của chúng ta] nữa’” (“Điểm Trở Về An Toàn,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2007, 101).
-
Dựa trên lời phát biểu của Chủ Tịch Uchtdorf, các em sẽ giải thích việc “không còn bị ray rứt bởi sự hồi tưởng tới các tội lỗi của mình nữa” là có ý nghĩa gì? (An Ma 36:19).
Làm chứng rằng nếu chúng ta thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài, thì Ngài sẽ giải thoát chúng ta khỏi nỗi đau đớn vì tội lỗi chúng ta và làm cho lòng chúng ta tràn đầy niềm vui. Khuyến khích học sinh suy nghĩ về cách họ có thể áp dụng điều họ đã học được từ kinh nghiệm của An Ma. Nếu thời gian cho phép, yêu cầu lớp học hát bài “Where Can I Turn for Peace?” (Hymns, số 129).
An Ma 36:23–30
An Ma giải thích lý do tại sao ông lao nhọc liên tục để mang những người khác đến với sự hối cải
Để giúp học sinh hiểu được lý do tại sao An Ma lao nhọc để mang những người khác đến với sự hối cải, hãy cân nhắc việc sử dụng sinh hoạt sau đây. (Nếu không thể cho học sinh bánh trái để ăn trong lớp học, thay vì thế các anh chị em có thể mô tả sinh hoạt này).
Trưng bày một món bánh (như một cái bánh quy hoặc cây kẹo) và hỏi xem có ai trong lớp thích loại bánh này không. Cắn một miếng bánh và cho biết nó ngon như thế nào. Cho lớp học biết rằng món bánh đó ngon đến nỗi các anh chị em muốn chia sẻ với cả lớp học. Trưng bày thêm bánh đó, và hỏi xem có ai khác muốn nếm thử không. Chia sẻ bánh đó với mọi người nào muốn ăn.
Mời một học sinh đọc to An Ma 36:23–24. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm xem việc sinh hoạt nếm bánh liên quan như thế nào đến kinh nghiệm của An Ma tiếp theo sự cải đạo của ông.
-
Những hành động của An Ma tương tự như thế nào với sinh hoạt nếm bánh? An Ma muốn những người khác nếm gì?
Mời một học sinh đọc to An Ma 36:25–26. Yêu cầu lớp học nhận ra những nỗ lực của An Ma để giảng dạy phúc âm đã ảnh hưởng đến ông và những người khác như thế nào.
-
Lời giảng dạy của An Ma đã ảnh hưởng như thế nào đến ông và những người khác?
-
Chúng ta có thể học được các nguyên tắc nào từ các câu này? (Học sinh có thể sử dụng những lời khác nhau, nhưng hãy chắc chắn là họ bày tỏ rằng chúng ta có thể nhận được niềm vui lớn lao khi tìm cách đưa người khác đến cùng Đấng Ky Tô).
Tóm lược An Ma 36:27–30 bằng cách giải thích rằng An Ma một lần nữa làm chứng cùng Hê La Man rằng Chúa sẽ giải thoát những người tin cậy nơi Ngài. Làm chứng về niềm vui chúng ta có thể cảm nhận được khi thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và khi khuyến khích người khác cũng làm như vậy. Để giúp học sinh áp dụng điều họ đã học được từ An Ma 36, hãy mời họ hoàn tất một trong số các sinh hoạt ở bên dưới. (Các anh chị em có thể muốn viết những sinh hoạt này lên trên bảng).
-
Hãy suy xét xem các em có cảm thấy là Đấng Cứu Rỗi giải thoát các em khỏi tội lỗi và làm cho lòng các em tràn đầy niềm vui không. Trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em, hãy giải thích điều các em sẽ làm để có thể nhận được các phước lành này.
-
Hãy nghĩ về một người nào đó (chẳng hạn như một người bạn, một anh chị em ruột, hoặc tín hữu trong tiểu giáo khu), có thể được hưởng lợi ích từ chứng ngôn của các em về Đấng Cứu Rỗi. Viết thư cho người này và gồm vào chứng ngôn của các em về cách Chúa Giê Su Ky Tô có thể giải thoát chúng ta khỏi nỗi đau đớn của tội lỗi và làm cho lòng chúng ta tràn đầy niềm vui.