Thư Viện
Bài Học 94: An Ma 37


Bài Học 94

An Ma 37

Lời Giới Thiệu

An Ma tiếp tục khuyên dạy con trai Hê La Man của ông và giao cho con trai ông trách nhiệm gìn giữ các biên sử thiêng liêng. Ông nhắc nhở Hê La Man rằng thánh thư đã từng là phương tiện để mang hàng ngàn dân La Man đến cùng Chúa, và ông nói tiên tri rằng Chúa có mục đích lớn lao cho các biên sử trong tương lai. An Ma đã chỉ dẫn cho con trai của ông về điều phải giảng dạy cho dân chúng. Khi so sánh những lời của Đấng Ky Tô với quả cầu Liahona, ông đã làm cho Hê La Man cảm kích về tầm quan trọng của việc tìm kiếm những lời này để được hướng dẫn.

Xin lưu ý: Bài học này cung cấp một cơ hội cho ba học sinh để giảng dạy lớp học. Để giúp chuẩn bị các học sinh này để giảng dạy, hãy cung cấp cho mỗi học sinh một bản sao của phần mà mỗi em này phải dạy trong một hoặc hai ngày trước. Hoặc các anh chị em có thể tự mình chọn để giảng dạy những phần này.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

An Ma 37

An Ma ủy thác cho Hê La Man các biên sử, khuyên ông nên tuân giữ các giáo lệnh, và nhắc nhở ông rằng quả cầu Liahona hoạt động theo đức tin

Sao chép lại biểu đồ sau đây lên trên bảng:

Small and Simple

Yêu cầu học sinh liệt kê lên trên bảng một số chuyện nhỏ nhặt và tầm thường mà đã làm thành một ảnh hưởng lớn lao và tốt lành trong cuộc sống của họ. Các anh chị em có thể muốn yêu cầu họ giải thích những câu trả lời của họ.

Giải thích rằng An Ma 37 ghi lại lời khuyên dạy của An Ma để giúp cho con trai Hê La Man của ông chuẩn bị để trở thành người kế tiếp giữ gìn các biên sử thiêng liêng. An Ma giảng dạy cho Hê La Man về vai trò của những chuyện nhỏ nhặt và tầm thường trong công việc của Chúa. Mời một học sinh đọc to An Ma 37:6–7.

Chúng ta học được điều gì từ những câu này về giá trị của “những chuyện nhỏ nhặt và tầm thường”? (Học sinh có thể sử dụng những lời khác nhau, nhưng họ cần phải bày tỏ sự thật rằng Chúa làm việc bằng các phương tiện nhỏ nhặt và tầm thường để mang lại các mục đích vĩnh cửu của Ngài).

Mời học sinh im lặng đọc An Ma 37:1–5 cùng tìm kiếm một ví dụ về một chuyện nhỏ nhặt và tầm thường mà có thể có một ảnh hưởng lớn trong cuộc sống của dân chúng (các biên sử thiêng liêng, hoặc thánh thư). Sau khi học sinh báo cáo điều họ đã tìm thấy, hãy viết từ Thánh Thư lên trên bảng dưới Những chuyện nhỏ nhặt và tầm thường.

Yêu cầu học sinh tra cứu An Ma 37:8–10 để tìm ra những cách thánh thư đã ảnh hưởng đến dân chúng trong thời Sách Mặc Môn. Khi học sinh báo cáo điều họ tìm thấy, các anh chị em có thể muốn viết các câu trả lời của họ dưới ẢNH HƯỞNG LỚN LAO.

  • Về những phương diện nào thánh thư đã ảnh hưởng đến cuộc sống của các em?

Tóm lược An Ma 37:11–32 bằng cách giải thích rằng An Ma đã dạy Hê La Man rằng Chúa sẽ cho thấy quyền năng của Ngài trong sự ra đời của Sách Mặc Môn. Ông ra lệnh cho Hê La Man phải tuân theo các giáo lệnh của Chúa và cẩn thận gìn giữ các biên sử. Ông cũng chỉ dẫn cho Hê La Man phải sử dụng các biên sử để giảng dạy cho dân chúng và tránh tiết lộ tất cả các chi tiết về sự tà ác và kết quả là sự hủy diệt của dân Gia Rết.

Mời học sinh im lặng tra cứu An Ma 37:13–16 cùng tìm kiếm các nguyên tắc mà An Ma đã dạy cho Hê La Man khi ông giao cho con trai mình trách nhiệm gìn giữ các biên sử. (Học sinh có thể chia sẻ các nguyên tắc khác nhau, nhưng hãy chắc chắn là các câu trả lời của họ phản ảnh rằng nếu chúng ta tuân theo các lệnh truyền của Chúa, thì Ngài sẽ giúp chúng ta hoàn thành bổn phận của mình. Các anh chị em có thể muốn hỏi nguyên tắc này có liên quan như thế nào đến ý nghĩ rằng những chuyện nhỏ nhặt và tầm thường lại có thể có một ảnh hưởng lớn lao).

Phần còn lại của bài học này là nhằm để được ba học sinh giảng dạy. Nếu là lớp đông người, thì hãy yêu cầu các học sinh giảng dạy di chuyển đến ba địa điểm khác nhau trong phòng. Chia lớp ra thành ba nhóm. Mời mỗi nhóm học sinh mang theo thánh thư, sổ tay ghi chép hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư, và bút mực hoặc bút chì và để nhóm lại với một trong số các học sinh giảng dạy. Sau khi học sinh giảng dạy đã dạy xong bài học của họ, các nhóm sẽ luân phiên nhau thay đổi chỗ. Nếu là lớp học ít người, các học sinh giảng dạy có thể thay phiên nhau dạy cả lớp. Trong cả hai trường hợp, các học sinh giảng dạy nên dành ra khoảng bảy phút để trình bày bài học của mình và hướng dẫn cuộc thảo luận.

Học Sinh Giảng Dạy 1—An Ma 37:33–34

Yêu cầu các bạn học sinh trong lớp em nghĩ về một vị lãnh đạo Giáo Hội địa phương hoặc Vị Thẩm Quyền Trung Ương đã dạy cho họ một điều gì đó mà đã tạo ra một sự khác biệt trong cuộc sống của họ. Mời một vài học sinh chia sẻ điều mà vị lãnh đạo này đã giảng dạy và điều này đã ảnh hưởng như thế nào đối với họ. Em có thể muốn chia sẻ một ví dụ từ cuộc sống của mình.

Mời hai học sinh thay phiên nhau đọc to từ An Ma 37:33–34. Yêu cầu các học sinh còn lại trong lớp học cùng dò theo và tìm kiếm điều mà An Ma đã khuyên Hê La Man nên giảng dạy cho dân chúng. Em có thể đề nghị họ tô đậm các cụm từ “dạy họ biết” và “thuyết giảng cho họ biết” khi họ đọc. Viết lên trên bảng hoặc trên một tờ giấy Những lời giảng dạy của các vị lãnh đạo Giáo Hội. Khi học sinh đã đọc xong các câu này, hãy yêu cầu họ báo cáo điều họ đã tìm thấy. Viết những câu trả lời của họ dưới Những lời giảng dạy của các vị lãnh đạo Giáo Hội. Hãy hỏi những câu hỏi sau đây:

  • Những lời giảng dạy này có thể đặc biệt hữu ích như thế nào đối với chúng ta ngày nay? Tại sao?

Yêu cầu các bạn học sinh trong lớp nhìn vào cụm từ cuối cùng của An Ma 37:34 để thấy các phước lành nào có được từ việc tuân theo những lời giảng dạy của các vị lãnh đạo Giáo Hội. Viết nguyên tắc sau đây lên trên bảng: Bằng cách tuân theo những lời giảng dạy của các vị lãnh đạo Giáo Hội, chúng ta có thể tìm thấy được sự an nghỉ cho linh hồn mình. Hãy hỏi họ nghĩ “tìm thấy được sự an nghỉ cho linh hồn mình” có nghĩa là gì. (Các câu trả lời có thể gồm có việc thoát khỏi những hậu quả của tội lỗi, nhận được sự bình an từ Thánh Linh, và được ban phước với sức mạnh để chịu đựng và khắc phục những thử thách).

Chia sẻ chứng ngôn của em về nguyên tắc này đã đúng như thế nào trong cuộc sống của em. Nếu có thêm thời gian, hãy mời những người khác chia sẻ chứng ngôn của họ về nguyên tắc này.

Học Sinh Giảng Dạy 2—An Ma 37:35–37

Giải thích cho các bạn học sinh trong lớp của em biết rằng là điều thông thường đối với những người trồng cây để buộc hoặc cột một cái cây nhỏ vào một cái cọc và về sau gỡ bỏ cái vật chống đỡ đó khi cái cây mọc cao hơn. Hỏi họ nghĩ tại sao điều đó được thực hiện. Sau đó đọc câu chuyện sau đây về một cái cây mà Chủ Tịch Gordon B. Hinckley đã trồng trong sân nhà ông:

Chủ Tịch Gordon B. Hinckley

Chủ Tịch Gordon B. Hinckley trồng một cái cây nhỏ gần nhà của ông ngay sau khi ông kết hôn. Ông ít quan tâm đến cái cây đó trong khi nhiều năm trôi qua. Một hôm ông nhận thấy cái cây đó biến dạng và nghiêng về phía tây. Ông cố gắng đẩy cái cây đứng thẳng, nhưng thân cây đã quá dày. Ông đã cố gắng sử dụng một sợi dây thừng và ròng rọc để kéo cho cây đứng thẳng, nhưng cây không chịu làm theo. Cuối cùng, ông đã lấy cưa ra và cưa cái cành nặng trĩu ở phía tây, và việc này đã để lại một vết sẹo xấu xí. Về sau ông đã nói về cái cây đó:

“Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ khi tôi trồng cái cây đó. …Một ngày kia, tôi nhìn cái cây một lần nữa. Cây mọc rất to. Hình dáng của nó trông khá hơn. Nó là một vật quý của gia đình. Nhưng điều nghiêm trọng là vì cái cây bị tổn thương khi còn non và cách điều trị mạnh mẽ mà tôi đã sử dụng để uốn thẳng cái cây đó.

″Khi cây mới được trồng, thì một sợi dây sẽ giữ nó ở vị trí chống lại sức gió. Đáng lẽ tôi đã có thể và không buộc sợi dây đó quá mạnh. Nhưng tôi đã không làm thế, và cây đã bị uốn cong bởi các lực đè nặng lên nó” (“Bring up a Child in the Way He Should Go,” Ensign, tháng Mười Một năm 1993, 59).

Yêu cầu học sinh đọc lời khuyên dạy của An Ma cho Hê La Man trong An Ma 37:35. Yêu cầu họ suy nghĩ về câu thánh thư này có liên quan như thế nào đến kinh nghiệm của Chủ Tịch Hinckley với cái cây đó.

Mời học sinh tóm lược An Ma 37:35 bằng lời riêng của họ. (Những câu trả lời của họ phải bày tỏ rằng chúng ta nên học trong thời niên thiếu của mình cách tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế.) Cũng mời họ viết các câu trả lời của họ cho những câu hỏi sau đây. (Em có thể muốn viết những câu hỏi lên trên bảng hoặc đọc từ từ để học sinh có thể viết xuống).

  • Các bạn nghĩ nguyên tắc này tạo ra sự khác biệt nào trong cuộc sống của một người để học được cách tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế trong khi còn trẻ không?

  • Các bạn có thể nghĩ về những người đã được ban phước trong suốt cuộc đời còn lại của họ vì đã học được cách tuân theo các giáo lệnh trong khi còn trẻ không? Hãy viết về những người này đã được ban phước như thế nào?

Mời một vài học sinh báo cáo về điều họ đã viết. Sau đó mời một học sinh đọc to An Ma 37:36–37. Yêu cầu các học sinh còn lại cùng dò theo và tìm kiếm lời khuyên dạy cụ thể mà có thể giúp họ tuân giữ các lệnh truyền trong khi họ còn trẻ.

  • Làm thế nào việc tuân theo lời khuyên dạy này hàng ngày giúp các bạn tuân giữ các lệnh truyền?

  • Các bạn cố gắng về những phương diện nào để đặt Chúa lên trước hết trong những ý nghĩ, lời nói, hành động và tình cảm của mình? (Khuyến khích học sinh suy xét cách họ có thể cải thiện).

Hãy chia sẻ những cảm nghĩ của em về việc cầu vấn với Chúa đã giúp em tuân giữ các lệnh truyền như thế nào. Khuyến khích các bạn học trong lớp em nên cầu vấn với Chúa trong mọi điều họ làm.

Học Sinh Giảng Dạy 3—An Ma 37:38–45

Quả Cầu Liahona

Trưng bày hình Quả Cầu Liahona (62041; Sách Họa Phẩm Phúc Âm [2009], số 68). Nhắc nhở các bạn học trong lớp của em về cái la bàn mà Chúa đã dùng để giúp cho gia đình Lê Hi đi đến vùng đất hứa. Trong An Ma 37:38, chúng ta học được rằng cái la bàn được gọi là Quả Cầu Liahona. Giải thích rằng An Ma đã nói về quả cầu Liahona để dạy cho Hê La Man một nguyên tắc quan trọng về cách Chúa hướng dẫn con cái của Ngài.

Giải thích cho các bạn học trong lớp của em biết rằng em sẽ hỏi họ những câu hỏi và sau đó họ phải lần lượt đọc to một vài câu trong khi tất cả mọi người tìm kiếm câu trả lời. Yêu cầu họ trả lời cho mỗi câu hỏi sau khi đoạn thánh thư liên quan đã được đọc.

  • Quả cầu Liahona đã hoạt động như thế nào? (Xin xem An Ma 37:38–40).

  • Tại sao đôi khi quả cầu Liahona ngừng hoạt động? (Xin xem An Ma 37:41–42).

  • Chúng ta có thể so sánh quả cầu Liahona với những lời của Đấng Ky Tô như thế nào? (Xin xem An Ma 37:43–45).

Em có thể cần phải giải thích rằng trong những câu này, các từ ngụ ýbiểu tượng ám chỉ “một người, sự kiện, hay nghi lễ giống như một người, sự kiện hoặc l nghi lễ khác có tầm quan trọng lớn lao hơn sẽ theo sau. … Những biểu tượng chân chính sẽ có những điểm tương đồng đáng chú ý, cho thấy bằng chứng về sự chỉ định thiêng liêng, và là điều tiên tri về các sự kiện trong tương lai” (Joseph Fielding McConkie, Gospel Symbolism [1985], 274). Việc chọn để tuân theo hoặc không tuân theo những hướng dẫn của quả cầu Liahona giống như sự lựa chọn của chúng ta về cách chúng ta đáp ứng với sự hướng dẫn nhận được qua những lời của Đấng Ky Tô.

  • Chúng ta có thể tìm thấy những lời của Đấng Ky Tô ở đâu? (Những câu trả lời có thể là thánh thư, những lời của các vị tiên tri ngày sau, các phước lành tộc trưởng, và những thúc giục của Thánh Linh).

Mời các bạn học cùng lớp với em tóm lược lời của An Ma trong An Ma 37:38–45, nhất là trong các câu 44–45. Cuộc thảo luận này nên gồm vào lẽ thật sau đây: Nếu chúng ta noi theo những lời của Chúa Giê Su Ky Tô, thì những lời này sẽ hướng dẫn chúng ta nhận được cuộc sống vĩnh cửu.

Chia sẻ làm thế nào những lời của Đấng Ky Tô đã ảnh hưởng đến phần thuộc linh của em và những lời này giúp em tiến triển đến cuộc sống vĩnh cửu như thế nào. Em có thể đề nghị học sinh cân nhắc việc nhận được một phước lành tộc trưởng hoặc, nếu họ đã nhận được rồi, thì khuyến khích họ thành tâm đọc nó thường xuyên.

Lưu ý giảng viên: Sau khi học sinh đã dạy xong những phần của họ trong bài học, hãy cám ơn họ, và nếu thời gian cho phép, mời một vài học sinh làm chứng về một trong những nguyên tắc mà họ đã học được ngày hôm nay. Các anh chị em cũng có thể muốn chia sẻ chứng ngôn của mình về những nguyên tắc này. Hãy kết thúc bằng cách mời lớp học cùng dò theo khi các anh chị em đọc to An Ma 37:46–47.

biểu tượng thông thạo thánh thưThông Thạo Thánh Thư—An Ma 37:35

Xin lưu ý: Sinh hoạt mang về nhà sau đây sẽ chuẩn bị học sinh cho lúc bắt đầu bài học tới (An Ma 38). Hoạch định cho thời gian trong lớp để giải thích nhiệm vụ cho học sinh và cho họ biết về kế hoạch của các anh chị em để theo dõi những kinh nghiệm của họ vào lần tới gặp lại.

Hãy nêu ra rằng An Ma 37:35 là một đoạn thánh thư thông thạo. Các anh chị em có thể khuyến khích học sinh đánh dấu đoạn này một cách đặc biệt để họ có thể tìm ra nó dễ dàng. Mời họ học thuộc lòng đoạn này ở nhà buổi tối hôm nay và đọc thuộc lòng cho cha, mẹ hay một người lớn đáng tin cậy khác. (Hoặc họ có thể đọc câu này với một người lớn). Khuyến khích họ hỏi người lớn đó những câu hỏi sau đây. (Các anh chị em có thể muốn học sinh viết những câu hỏi này lên trên một tờ giấy để mang về nhà).

Việc tuân theo các giáo lệnh của Thượng Đế đã giúp đỡ anh/chị (cô/bác) như thế nào?

Lời khuyên nào anh/chị (cô/bác) dành cho tôi mà có thể giúp tôi được khôn ngoan hơn khi còn trẻ?

Cho học sinh biết rằng các anh chị em sẽ yêu cầu họ báo cáo về kinh nghiệm của họ trong lớp học lần tới.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

An Ma 37:6–7. Những Chuyện Nhỏ Nhặt và Tầm Thường

Để minh họa nguyên tắc mà những việc nhỏ nhặt và tầm thường có thể tạo ra một sự khác biệt lớn, Chủ Tịch Gordon B. Hinckley đã kể lại câu chuyện sau đây:

“Cách đây nhiều năm, tôi làm việc cho một hãng đường sắt ở văn phòng trung ương tại Denver. Tôi phụ trách phối hợp, sắp xếp việc chuyên chở hành lý. Đó là vào những thời kỳ mà hầu như mọi người đều đi xe lửa chở hành khách. Một buổi sáng nọ, tôi nhận được một cú điện thoại từ đối tác của tôi ở Newark, New Jersey. Người này nói: Chiếc xe lửa mang số gì đó đã đến, nhưng không có toa xe hành lý. Ở một nơi nào đó, 300 hành khách đã bị mất hành lý của họ, và họ đang nổi giận đây.’

“Tôi đi làm việc ngay để tìm xem toa xe hành lý đó có thể đã đi đến nơi nào. Tôi thấy nó đã được chất hành lý và được gắn đúng theo sau chiếc xe lửa ở Oakland, California. Nó được di chuyển đến đường sắt của chúng tôi ở Salt Lake City, được mang đến Denver, xuống Pueblo, đặt trên một lộ trình khác, và chuyển đến St Louis. Ở đó nó đã được một hãng đường sắt khác sắp xếp và mang đi Newark, New Jersey. Nhưng một nhân viên chuyển đường ray nào đó ở trạm St. Louis đã bất cẩn di chuyển một miếng thép nhỏ dài chỉ có 8 centimét, tức là một điểm chuyển đổi, rồi sau đó kéo cần gạt để tháo bỏ cái toa ra khỏi chiếc xe lửa. Chúng tôi khám phá ra rằng một toa xe hành lý thuộc về Newark, New Jersey, nhưng lại đang ở New Orleans, Louisiana—2400 kilômét xa khỏi điểm đến của nó. Chỉ vì một nhân viên bất cẩn di chuyển một cái nút chuyển lộ trình dài tám centimét ở trạm St. Louis mà đã làm cho cái toa xe đi lộn đường ray, và khoảng cách từ điểm đến thực sự của nó đã gia tăng đáng kể. Điều đó cũng như vậy đối với cuộc sống của chúng ta. Thay vì tuân theo một hướng đi kiên định, chúng ta đã bị một số ý tưởng sai lầm kéo đi sang hướng khác. Việc chúng ta di chuyển xa khỏi điểm đến ban đầu của mình có thể luôn luôn là quá nhỏ, nhưng nếu tiếp tục, thì việc di chuyển nhỏ đó trở thành một khoảng cách rất lớn và chúng ta thấy mình ở rất xa nơi chúng ta dự định đi.

“Có bao giờ các anh chị em nhìn vào một trong những cánh cổng nông trại cao 5 mét không? Khi cánh cổng được mở ra, nó quay ngoặt rất rộng. Phần cuối của các bản lề di chuyển rất nhẹ, trong khi chu vi của bộ phận chuyển động là rất rộng. Chính là trên những điều nhỏ nhặt mà cuộc sống xoay quanh và tạo ra sự khác biệt lớn trong cuộc sống của chúng ta đó, hỡi các bạn trẻ thân mến của tôi” (“A Prophet’s Counsel and Prayer for Youth,” Ensign, tháng Giêng năm 2001, 5–7).

An Ma 37:35. “Hãy học tập tuân giữ các lệnh truyền của Thượng Đế trong tuổi thanh xuân của mình”

Anh Cả L. Tom Perry thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ thuật lại câu chuyện về Creed Haymond, một người đã học tuân giữ các lệnh truyền của Thượng Đế trong tuổi thanh xuân của mình:

“Creed Haymond [là] một thanh niên Mặc Môn đã nộp đơn và được chấp nhận vào học trường University of Pennsylvania. Anh ta là một vận động viên nổi tiếng về chạy tốc lực rất nhanh, và vì cách anh ta hành động và tham dự vào các cuộc tranh tài thể thao nên anh ta được chọn làm đội trưởng của đội điền kinh.

“Cuộc tranh tài hàng năm của Intercollegiate Association of Amateur Athletes of America (Hiệp Hội Liên Trường của Các Vận Động Viên Nghiệp Dư Hoa Kỳ) được tổ chức tại Sân Vận Động Harvard vào cuối tháng Năm năm 1919. Các vận động viên tài giỏi nhất của trường học đến Cambridge—tất cả là 1.700 người. Trong vòng sơ kết, trường Pennsylvania có 17 người được chọn. Trường Cornell, đối thủ đáng sợ nhất của họ năm đó, chỉ có 10 người được chọn. Đội Pennsylvania ở vị trí sẽ được thắng giải vô địch. Số điểm cho mỗi đội được lập ra dựa vào số điểm của mỗi đội viên nhận được—năm điểm cho hạng nhất, bốn điểm cho hạng nhì, ba điểm cho hạng ba, hai điểm cho hạng tư, và một điểm cho hạng năm. Tất nhiên, đội nào có nhiều người được chọn nhất thì có cơ hội lớn nhất để giành chiến thắng trong cuộc tranh tài này.

“Huấn luyện viên của đội Pennsylvania rất phấn khởi vào cái đêm trước trận đấu. Ông đã đi một vòng nói chuyện với các đội viên của mình trước khi đi ngủ. Ông đi vào phòng Creed và nói: ‘Creed, nếu ngày mai chúng ta làm hết khả năng của mình thì chúng ta sẽ dễ dàng đoạt giải vô địch.’

“Vị huấn luyện viên ngập ngừng. ‘Creed à, tôi có cho các chàng trai uống một tí rượu buổi tối hôm nay. Tôi muốn em cũng uống dĩ nhiên là chỉ một chút thôi.’

“‘Thưa Huấn Luyện Viên, tôi sẽ không uống đâu.’

“‘Nhưng, Creed này, tôi sẽ không để cho em say rượu đâu. Tôi biết mấy người “Mặc Môn” tin gì mà. Tôi cho em thứ này như là một loại thuốc bổ, chỉ để cho em tập trung vào việc em sẽ làm với hết khả năng của mình thôi’

“‘Thưa Huấn Luyện Viên, điều này sẽ không hữu hiệu cho tôi đâu; Tôi không thể uống rượu.’

“Người huấn luyện viên đáp: ‘Creed à, em hãy nhớ rằng em là đội trưởng và là người thắng điểm giỏi nhất của chúng ta. Mười bốn ngàn sinh viên đang trông cậy vào cá nhân của em để thắng cuộc tranh tài này. Nếu em thất bại thì chúng ta sẽ thua. Tôi biết điều gì là tốt cho em.’

“Creed biết rằng các huấn luyện viên khác đã cảm thấy rằng một chút rượu rất hữu ích khi người ta đã tập dượt cơ bắp và nghị lực gần như đến mức vỡ tan. Anh ta cũng biết rằng điều mà người huấn luyện viên đang yêu cầu anh ta phải làm là chống lại tất cả những gì anh ta đã được giảng dạy từ thời thơ ấu của mình. Anh ta nhìn vào mắt của người huấn luyện viên và nói: ‘Tôi sẽ không uống rượu.’

“Huấn luyện viên đáp: “Creed à, em là một gã buồn cười. Em không chịu uống trà tại bàn huấn luyện. Em có ý kiến riêng của em. Thôi được, tôi sẽ để cho em làm điều gì em thích vậy.’

“Sau đó, người huấn luyện viên tạm biệt người đội trưởng trong một tình trạng vô cùng lo lắng. Giả sử ngày mai anh ta chơi dở. Anh ta có thể nói gì với người huấn luyện viên đây? Anh ta sẽ tranh tài với những người nhanh nhất thế giới. Anh ta phải chơi xuất sắc hết mình. Anh ta phải chơi xuất sắc hết mình. Tính bướng bỉnh của anh ta có thể làm cho đội Pennsylvania bị thua. Các đồng đội của anh ta đã được cho biết phải làm gì, và họ đã đáp ứng. Họ tin tưởng ở người huấn luyện viên. Anh ta có quyền gì để không vâng lời? Chỉ có một lý do duy nhất. Anh ta đã được dạy suốt đời là phải tuân theo Lời Thông Sáng.

“Đây là một giờ phút quan trọng trong cuộc sống của chàng thanh niên này. Với tất cả sức mạnh thuộc linh của bản tính mình thôi thúc, anh ta quỳ xuống và tha thiết cầu xin Chúa ban cho mình một chứng ngôn về nguồn mặc khải này mà anh ta đã tin tưởng và vâng theo. Sau đó, anh ta đi ngủ và đánh một giấc say mê.

“Sáng hôm sau người huấn luyện viên bước vào phòng của anh ta và hỏi: ‘Creed, em cảm thấy như thế nào?’

Người đội trưởng vui vẻ đáp: “‘Thưa khỏe ạ.’

“‘Tất cả mấy gã khác đều bị bệnh. Người huấn luyện viên nghiêm nghị nói: ‘Tôi không biết chuyện gì xảy ra với họ nữa.’

“‘Thưa Huấn Luyện Viên, có lẽ là vì loại thuốc bổ ông cho họ uống đó.’

“Người huấn luyện viên đáp: ‘Có lẽ vậy.’

“Đến hai giờ, 20.000 khán giả đang ngồi tại chỗ của họ chờ đợi cuộc tranh tài bắt đầu. Khi cuộc tranh tài diễn ra, thì rõ ràng là có một điều gì đó không ổn với đội Pennsylvania tuyệt vời. Hết trận này đến trận khác, đội Pennsylvania chơi dưới mức được kỳ vọng. Một số đội viên thậm chí còn quá bệnh để tham gia.

“Cuộc đua nước rút 100 và 220 mét là sở trường của Creed. Đội Pennsylvania rất cần anh ta giành chiến thắng cho họ. Anh ta chạy đua với năm người nhanh nhất trong các trường đại học ở Mỹ. Khi những người chạy đua sẵn sàng cho cuộc đua nước rút 100 mét và khi tiếng súng khai mạc được bắn ra, thì mọi người lao nhanh về phía trước như mũi tên—thật vậy tất cả mọi người ngoại trừ một người—Creed Haymond. Người chạy đua sử dụng làn đường thứ hai trong các cuộc đua—làn đường mà Creed đang chạy trong cuộc đua đặc biệt này—đã chọn chỗ làm sức bật khoảng ba hoặc bốn centimét ở phía sau chỗ mà Haymond đã chọn cho mình. Vào thời đó, họ không sử dụng khối đẩy sức bật cho chân. Creed đạp mạnh chân, miếng đất vỡ ra và anh ta quỵ đầu gối xuống đằng sau đường kẻ khởi hành.

“Anh ta đứng lên và cố gắng bắt đầu lại trễ. Ở mức 60 mét đua, anh ta đang ở vị trí cuối cùng trong cuộc đua. Sau đó, dường như anh ta bay qua mặt người thứ năm, rồi người thứ tư, rồi người thứ ba, sau đó là người thứ hai. Gần đến dây chăng ở đích, lòng đầy căng thẳng, anh ta chạy nhanh hơn bao giờ hết tiến gần tới đích và vượt qua người cuối cùng để chiến thắng.

“Qua một số sai lầm trong cách sắp xếp, vòng bán kết cho cuộc đua nước rút 220 mét đã không được hoàn thành cho đến khi gần kết thúc cuộc đua. Cũng với các điều tệ hại đã đi theo đội Pennsylvania cả ngày hôm đó, Creed Haymond đã được cho đứng trong nhóm thuộc vòng loại cuối cùng cho cuộc đua nước rút 220 mét. Rồi, năm phút sau khi thắng cuộc đua đó, anh ta được kêu gọi để bắt đầu cuộc đua nước rút 220 mét, cuộc đua cuối cùng trong ngày. Một người đã chạy trong một nhóm đua trước đó chạy vội đến anh ta. ‘Hãy yêu cầu người bắn súng lệnh cho cuộc đua bắt đầu cho anh nghỉ trước khi chạy trở lại đi. Theo luật, anh có quyền nghỉ xả hơi mà. Tôi hầu như đứt hơi dù tôi chạy trong nhóm đua trước anh đó.’

“Creed thở hổn hển nài nỉ người bắn súng lệnh cho cuộc đua thêm thời gian để bắt đầu nữa. Viên chức đó nói rằng ông sẽ cho anh ta nghỉ 10 phút. Nhưng đám đông la hò ầm ĩ đòi cuộc đua cuối cùng phải bắt đầu. Ông gắng gượng gọi những người chạy đua vào tư thế sẵn sàng. Trong tình huống bình thường, Creed sẽ không ngại cuộc đua này. Anh ta có lẽ là người chạy nhanh nhất thế giới với khoảng đường đua đó, tuy nhiên anh ta đã chạy ba cuộc đua buổi trưa đó rồi—một cuộc đua nước rút 100 mét đầy phấn khởi.

“Người bắn súng lệnh cho cuộc đua bắt đầu ra lệnh cho những người chạy đua đang thở hổn hển trong tư thế sẵn sàng, giơ cao khẩu súng của mình, và với một làn khói súng, cuộc đua bắt đầu. Lần này đội trưởng đội Pennsylvania thật sự lao nhanh từ tư thế sẵn sàng của mình. Chẳng bao lâu, Creed vượt lên khỏi đám đông và dẫn đầu. Anh ta chạy nước rút đến hết sân và, với một tốc lực phi nước đại và dẫn trước người chạy đua gần nhất đến tám mét, anh ta làm đứt dây chăng ở đích, và thắng cuộc đua thứ hai—cuộc đua nước rút 220 mét.

“Đội Pennsylvania đã thua cuộc đua, nhưng người đội trưởng của họ đã làm kinh ngạc những người hâm mộ với sức chạy đua xuất sắc của anh ta.

“Vào cuối cái ngày lạ lùng hôm đó, khi Creed Haymond đang chuẩn bị đi ngủ thì đột nhiên anh ta nhớ đến câu hỏi của mình trong đêm hôm trước về sự thiêng liêng của Lời Thông Sáng. Bấy giờ, một loạt sự kiện lạ kỳ trải qua trong tâm trí của anh ta— các đồng đội của anh đã uống rượu và thất bại; việc anh không uống rượu đã mang lại chiến thắng mà thậm chí còn làm cho chính anh ta ngạc nhiên nữa. Sự bảo đảm đơn giản tuyệt vời của Thánh Linh đến với anh: Lời Thông Sáng là của Thượng Đế (phỏng theo Joseph J. Cannon, “Speed and the Spirit,” Improvement Era,, tháng Mười năm 1928, 1001–7)” (“Run and Not Be Weary,” Ensign, tháng Mười Một năm 1996, 37–38).

An Ma 37:38–46. Đức Thánh Linh giống như Quả Cầu Liahona

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã so sánh quả cầu Liahona với Đức Thánh Linh:

“Khi mỗi người chúng ta tiến bước trong cuộc sống, chúng ta nhận được sự hướng dẫn từ Đức Thánh Linh cũng giống như Lê Hi đã được hướng dẫn qua vật chỉ hướng Liahona.

“Đức Thánh Linh hoạt động trong cuộc sống của chúng ta một cách chính xác giống như vật chỉ hướng Liahona đã hoạt động cho Lê Hi và gia đình ông, tùy theo đức tin, sự chuyên cần và sự chú ý của chúng ta.

“Và ngày nay, Đức Thánh Linh cung ứng cho chúng ta những phương tiện mà qua đó chúng ta có thể nhận được, ‘bằng những điều nhỏ nhặt và tầm thường’ (An Ma 37:6), sự hiểu biết lớn hơn về những đường lối của Chúa.

“Thánh Linh của Chúa có thể là Đấng hướng dẫn của chúng ta và sẽ ban phước cho chúng ta với sự hướng dẫn, sự chỉ dẫn và sự bảo vệ thuộc linh trong cuộc sống hữu diệt của chúng ta. Chúng ta mời gọi Đức Thánh Linh vào cuộc sống của mình qua lời cầu nguyện đầy ý nghĩa của riêng cá nhân và chung gia đình, nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô, siêng năng vâng lời một cách trọn vẹn, trung tín và tôn trọng các giao ước, và qua đức hạnh, lòng khiêm nhường và sự phục vụ. Và chúng ta nên kiên trì tránh những điều khiếm nhã, thô lỗ, đầy tội lỗi hoặc xấu xa mà khiến cho chúng ta tự lánh xa khỏi Đức Thánh Linh.

“Chúng ta cũng mời gọi sự đồng hành liên tục của Đức Thánh Linh khi chúng ta dự phần Tiệc Thánh một cách xứng đáng vào mỗi ngày Sa Bát” (“Để Chúng Ta Có Thể Luôn Được Thánh Linh của Ngài Ở cùng Chúng Ta,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2006, 30–31).