Bài Học Tự Học ở Nhà
Mô Si A 26–An Ma 4 (Đơn Vị 14)
Lời Giới Thiệu
Bài học này cho phép học sinh xem lại các nguyên tắc về sự hối cải và suy ngẫm về sự cần thiết của chúng ta để được thay đổi nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô—như An Ma Con và các con trai của Mô Si A. Hãy cầu nguyện xin sự hướng dẫn để biết cách tốt nhất các anh chị em có thể làm để giúp học sinh tìm kiếm sự thay đổi này trong cuộc sống của họ.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
Mô Si A 26
An Ma nhận được nguồn soi dẫn về cách xét xử những người phạm tội nghiêm trọng
Để bắt đầu bài học này, hãy mời một học sinh đọc phần tóm lược chương ở phần đầu của Mô Si A 26. Đọc các tình huống sau đây cho lớp học nghe. Yêu cầu học sinh suy nghĩ về điều họ có thể làm để giúp đỡ những người trong mỗi tình huống.
-
Một thiếu nữ đã phạm một tội nghiêm trọng, nhưng sợ nói chuyện với vị giám trợ của mình.
-
Một thiếu niên có ước muốn hối cải, nhưng không biết cách làm thế nào.
-
Một thiếu nữ lặp đi lặp lại một tội lỗi mà đã vi phạm trước đó, và lo ngại rằng Chúa sẽ không còn tha thứ cho mình nữa.
-
Một thiếu niên quyết định phải hối cải, nhưng từ chối tha thứ cho những người đã làm phật lòng mình.
Viết lên trên bảng phần tham khảo thánh thư sau đây: Mô Si A 26:21–23, 29–31. Giải thích với học sinh rằng những câu này ghi lại điều mặc khải của Chúa cho An Ma về những người đã phạm tội lỗi nghiêm trọng. Mời học sinh đọc những câu này và nhận ra ít nhất một nguyên tắc mà có thể giúp một trong những cá nhân đã được mô tả trong bản liệt kê trước đây. Yêu cầu một vài học sinh chia sẻ câu trả lời của họ với lớp học. Các anh chị em cũng có thể muốn chia sẻ một câu trả lời và chứng ngôn của các anh chị em về một nguyên tắc về sự hối cải được tìm thấy trong Mô Si A 26.
Nhắc nhở học sinh rằng họ đã dự định áp dụng một trong những nguyên tắc mà họ đã học được từ Mô Si A 26 trong những nỗ lực của họ để hối cải. Khuyến khích họ theo đuổi đến cùng các kế hoạch của họ.
Mô Si A 27–28
An Ma Con và các con trai của Mô Si A hối cải và được tái sinh
Để cho học sinh một ví dụ về một người đã trải qua một thay đổi lớn lao trong lòng, hãy mời một vài học sinh thay phiên nhau đọc to kinh nghiệm sau đây đã được Anh Cả Keith K. Hilbig thuộc Nhóm Túc Số Bảy Mươi chia sẻ:
“[Một anh cả trẻ tuổi đang phục vụ ở Đông Âu] và người bạn đồng hành của mình đã tìm thấy và giảng dạy cho một người đàn ông trung niên tên là Ivan. … Người tầm đạo của họ đến từ một gia cảnh khó khăn, được cho thấy ở quần áo cũ sờn, râu ria lởm chởm, và thái độ do dự của ông ta. Cuộc sống đã trở nên khắc nghiệt và tàn nhẫn đối với ông ta.
“Vì không có bất cứ kinh nghiệm tôn giáo nào trước đây nên Ivan đã có nhiều điều để khắc phục. Ông phải từ bỏ các hành vi không phù hợp với phúc âm phục hồi. Cần phải chấp nhận và sau đó sống theo các nguyên tắc mới. Ivan muốn học hỏi, và ông ta đã tự mình siêng năng chuẩn bị cho phép báp têm và lễ xác nhận của mình. Quần áo của ông vẫn còn xơ xác và bộ râu của ông vẫn lởm chởm, nhưng ông đã bước những bước đầu tiên. Ngay sau khi lễ báp têm của Ivan, người truyền giáo được thuyên chuyển. Người này đã hy vọng rằng mình có thể gặp lại Ivan một lần nữa.
“Sáu tháng sau, vị chủ tịch phái bộ truyền giáo tái chỉ định anh cả truyền giáo trẻ tuổi này đến chi nhánh anh ta đã phục vụ trước đó. Vô cùng ngạc nhiên nhưng tha thiết muốn trở lại, nên vào ngày Chủ Nhật đầu tiên sau khi trở lại chi nhánh đó, anh cả truyền giáo này đã đến sớm để dự lễ Tiệc Thánh cùng với người bạn đồng hành mới của mình… …
“Anh cả truyền giáo này nhận ra gần hết mọi người trong giáo đoàn nhỏ đó. Tuy nhiên, anh ta tìm kiếm một cách vô vọng trong số những gương mặt hiện diện người mà anh ta và người bạn đồng hành của mình đã giảng dạy và làm phép báp têm sáu tháng trước. Anh cả truyền giáo gợi lên một cảm giác thất vọng và buồn bã. …
“Nỗi lo sợ và suy tư của anh cả truyền giáo đã bị gián đoạn khi có một người đàn ông lạ mặt tiến đến gần. Người này chạy lại ôm lấy người truyền giáo. Người đàn ông mày râu nhẵn nhụi có một nụ cười tự tin và lòng nhân từ hiển nhiên tỏa chiếu từ diện mạo của ông ta. Ông ta mặc một chiếc áo sơ mi màu trắng và thắt cà vạt một cách cẩn thận, đang chuẩn bị Tiệc Thánh cho buổi lễ của giáo đoàn nhỏ vào sáng ngày Sa Bát đó. Chỉ khi người đàn ông bắt đầu nói thì anh cả truyền giáo mới nhận ra ông ta. Đó là một Ivan mới, chứ không phải là Ivan trước đây mà họ đã giảng dạy và làm phép báp têm! Anh cả truyền giáo đã thấy phép lạ của đức tin, sự hối cải và tha thứ được biểu hiện nơi người bạn của mình; anh ta đã nhìn thấy thực tế của Sự Chuộc Tội.
“… [Ivan] đã kinh nghiệm một ‘sự thay đổi trong lòng’ (An Ma 5:26) đủ cho việc chịu phép báp têm và tiến bước trong tiến trình tiếp tục cải đạo” (“Experiencing a Change of Heart,” Ensign, tháng Sáu năm 2008, 29–31).
Hỏi: Bằng chứng nào trong câu chuyện này cho thấy cách Ivan đã thay đổi? (Hãy chắc chắn rằng rõ ràng là những thay đổi bên ngoài của Ivan là dấu hiệu cho thấy một sự thay đổi sâu xa hơn bên trong của ông ta).
Nhắc nhở học sinh rằng Mô Si A 27 mô tả một kinh nghiệm khác của sự thay đổi nhờ vào Sự Chuộc Tội. Mời một học sinh ra đứng trước lớp và tóm lược Mô Si A 27. Học sinh đó cũng có thể trưng bày tấm hình Sự Cải Đạo của An Ma Con (Sách Họa Phẩm Phúc Âm [2009], số 77) nếu có sẵn hình đó. Yêu cầu một học sinh khác đọc Mô Si A 27:24–26. Sau đó yêu cầu lớp học nhận ra người nào cần phải được thay đổi nhờ vào Sự Chuộc Tội, hay “được Thượng Đế sinh ra.” Khi học sinh trả lời, thì họ nên bày tỏ sự hiểu biết về lẽ thật sau đây: Mỗi người trong chúng ta cần phải được tái sinh nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.
Hỏi: Các em đã thấy một người nào đó thay đổi để trở nên tốt hơn như thế nào nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô?
Mời học sinh suy ngẫm về những câu hỏi mà người truyền giáo trong câu chuyện đã tự hỏi sau khi gặp lại Ivan: “‘Bao nhiêu “thay đổi trong lòng” tôi đã trải nghiệm trong sáu tháng vừa qua?’ … ‘Tôi đã được “tái sinh”?’” (trích trong Keith K. Hilbig, “Experiencing a Change of Heart,” 31).
Mời học sinh đọc Mô Si A 27:24, 28, cùng tìm kiếm điều mà An Ma đã làm và điều Chúa đã làm nhằm mang lại sự thay đổi nơi An Ma. Yêu cầu họ giải thích lý do tại sao họ tin rằng cá nhân và Chúa đều phải tham gia vào một sự thay đổi lớn lao trong lòng.
Nhắc nhở học sinh rằng họ điền vào một biểu đồ với các cụm từ mà cho thấy sự khác biệt trong An Ma trước và sau khi sự thay đổi trong lòng của ông (trong bài học cho ngày 2). Trong bài tập chỉ định 2 cho ngày 2, học sinh đã viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư một cụm từ trong cột “Sau khi” mà họ hy vọng sẽ mô tả bản thân họ trong suốt cuộc đời của họ và giải thích lý do tại sao. Mời vài học sinh chia sẻ điều họ viết. Làm chứng rằng chúng ta có thể có một sự thay đổi lớn lao trong lòng nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.
Yêu cầu học sinh suy ngẫm cách họ đã được thay đổi nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Mời họ chia sẻ những ý nghĩ của họ, nếu muốn. Các anh chị em cũng có thể muốn chia sẻ cách các anh chị em đã được thay đổi nhờ vào Sự Chuộc Tội.
Khuyến khích học sinh cố gắng có được một sự thay đổi trong lòng để họ có thể sống gần Chúa hơn và để cho Sự Chuộc Tội tạo ra một sự khác biệt trong cuộc sống của họ.
Sao chép lên trên bảng biểu đồ sau đây trước khi lớp học bắt đầu, hoặc làm một bản sao biểu đồ cho mỗi học sinh:
An Ma và các con trai của Mô Si A đã thay đổi như thế nào? Các em đã học được nguyên tắc nào được từ những câu này? Các em nghĩ tại sao việc bồi thường là một phần quan trọng của sự hối cải? |
Các con trai của Mô Si A đã thay đổi như thế nào? Các em đã học được nguyên tắc nào từ những câu này? Những kinh nghiệm nào trong cuộc sống của các em đã dẫn các em đến việc muốn chia sẻ phúc âm với những người khác? |
Hãy yêu cầu một nửa lớp học trả lời các câu hỏi trong cột đầu tiên của biểu đồ và một nửa kia của lớp học trả lời các câu hỏi ở cột thứ hai. Yêu cầu mỗi học sinh làm việc riêng rẽ. Mời một vài học sinh từ mỗi nhóm báo cáo câu trả lời của họ.
Mời học sinh suy ngẫm cách họ có thể bồi thường cho tội lỗi của mình và gia tăng ước muốn của họ để chia sẻ phúc âm với những người khác.
Mô Si A 29–An Ma 4
Thượng Đế đã ban phước cho dân Nê Phi là những người vẫn sống ngay chính trong thời gian bị ngược đãi
Nhắc nhở học sinh rằng các chương đầu tiên của An Ma mô tả những thời kỳ rắc rối và bị ngược đãi của những người dân Nê Phi ngay bình. Mời học sinh im lặng đọc An Ma 1:25, 27. Yêu cầu họ nhận ra điều mà những người Nê Phi này đã làm trong thời gian bị ngược đãi.
Hãy nêu ra rằng Chúa đã ban phước cho người dân Nê Phi ngay chính để họ được thịnh vượng hơn những người tà ác (xin xem An Ma 1:29–32). Yêu cầu học sinh cố gắng noi theo gương của những người Nê Phi trung thành này khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống của họ.
(An Ma 5–10)
Làm thế nào các em biết là mình đã được tái sinh? Tái sinh có nghĩa là gì? Khi học sinh nghiên cứu An Ma 5–10, họ sẽ tìm thấy một số câu hỏi mà họ có thể tự hỏi để đánh giá xem họ đã được tái sinh và đã trải qua một sự thay đổi lớn lao trong lòng chưa. Ngoài ra, họ sẽ đạt được một sự hiểu biết nhiều hơn về độ sâu và quyền năng của Sự Chuộc Tội.