Thư Viện
Bài Học Tự Học ở Nhà: An Ma 11–16 (Đơn Vị 16)


Bài Học Tự Học ở Nhà

An Ma 11–16 (Đơn Vị 16)

Tài Liệu Chuẩn Bị dành cho Giảng Viên Chương Trình Lớp Giáo Lý Tự Học ở Nhà

Tóm Lược Các Bài Học Tự Học ở Nhà Hằng Ngày

Phần tóm lược sau đây về các giáo lý và nguyên tắc mà học sinh đã học trong khi họ nghiên cứu An Ma 11–16 (đơn vị 16) không nhằm được giảng dạy như là một phần bài học của các anh chị em. Bài học các anh chị em giảng dạy chỉ tập trung vào một số ít giáo lý và nguyên tắc này. Hãy tuân theo những thúc giục của Đức Thánh Linh trong khi các anh chị em cân nhắc nhu cầu của học sinh.

Ngày 1 (An Ma 11)

Qua tấm gương của A Mu Léc tranh cãi với Giê Rôm, học sinh đã học được rằng khi chúng ta trông cậy vào Đức Thánh Linh, thì chúng ta có thể khắc phục được cám dỗ. Trong khi giảng dạy Giê Rôm và dân Am Mô Ni Ha, A Mu Léc đã nhấn mạnh đến các giáo lý sau đây liên quan đến vai trò của Đấng Cứu Rỗi: Đức tin chân thật nơi Chúa Giê Su Ky Tô là một khởi đầu cho tiến trình cứu chuộc tội lỗi của chúng ta. Nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, tất cả mọi người sẽ được phục sinh và được phán xét tùy theo công việc làm của họ.

Ngày 2 (An Ma 12)

Giống như A Mu Léc, An Ma giảng dạy cho Giê Rôm và dân Am Mô Ni Ha. Ông giải thích về những ý định của quỷ dữ và tuyên bố rằng Giê Rôm đang ở trong quyền lực của quỷ dữ. An Ma và A Mu Léc đã minh họa rằng Đức Thánh Linh có thể giúp chúng ta nhận ra những cám dỗ của kẻ nghịch thù. An Ma đã giúp mọi người hiểu rằng Chúa mặc khải các lẽ thật thuộc linh cho chúng ta tùy theo sự lưu tâm và chuyên cần của chúng ta đối với những lời nói của Ngài. Ông cũng đã dạy về Sự Phán Xét Cuối Cùng và giải thích rằng chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm trước Thượng Đế về lời nói, công việc làm, và ý nghĩ của chúng ta. Ông nhấn mạnh rằng trần thế là thời gian để chúng ta chuẩn bị gặp Thượng Đế.

Ngày 3 (An Ma 13)

An Ma nhắc nhở Giê Rôm và những người mà Thượng Đế đã sắc phong làm những người nắm giữ chức tư tế từ lúc sáng thế. Những người đàn ông thực hành đức tin lớn lao và chọn sự ngay chính đều nhận được Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc để mang những người khác lại cùng Thượng Đế. Học sinh học về Mên Chi Xê Đéc và dân của ông cùng suy ngẫm về lẽ thật này: Khi chúng ta đáp ứng một cách khiêm nhường với lời mời gọi phải hối cải, thì Đức Thánh Linh sẽ dẫn dắt chúng ta bước vào chốn yên nghỉ của Chúa.

Ngày 4 (An Ma 14–16)

Học sinh đã đọc về các phụ nữ vô tội và trẻ em chết dưới bàn tay của những người tà ác. Họ đã suy ngẫm những lời dạy của vị tiên tri rằng Chúa cho phép người ngay chính chịu đau đớn dưới bàn tay của kẻ tà ác để những lời phán xét của Ngài có thể được công bằng. Học sinh đã quan sát trong cuộc sống của An Ma và A Mu Léc rằng khi chúng ta tin cậy vào Chúa, Ngài củng cố chúng ta trong những thử thách của mình. Nếu chúng ta kêu cầu Ngài trong đức tin, thì Ngài sẽ củng cố chúng ta trong những hoạn nạn của và giải thoát chúng ta theo cách thức và kỳ định của Ngài.

Lời Giới Thiệu

Khi An Ma và A Mu Léc bắt đầu dạy dân Am Mô Ni Ha, họ đã gặp phải sự chống đối. Sau khi họ giải thích một vài lẽ thật vĩnh cửu, nhiều người “bắt đầu hối cải và tìm hiểu thánh thư” (An Ma 14:1). Các câu chuyện trong An Ma 11–16 minh họa sự hy sinh mà dân chúng sẵn lòng có vì chứng ngôn của họ về lẽ thật. Các chương này cũng cung cấp bằng chứng rằng khi kẻ tà ác “xua đuổi những người ngay chính,” thì Chúa sẽ đánh phạt họ “bởi nạn đói, bệnh dịch, và gươm đao” (An Ma 10:23). An Ma và A Mu Léc đã cảnh báo dân Am Mô Ni Ha rằng nếu họ không hối cải, thì những đoán phạt của Thượng Đế sẽ giáng xuống họ. Vì khước từ lời kêu gọi phải hối cải nên dân Am Mô Ni Ha về sau đã bị một đội quân La Man hủy diệt.

Bài học này sẽ tập trung vào An Ma 14–15. Ngoài ra, các anh chị em có thể muốn dạy hoặc xem lại các lẽ thật từ những chương khác được chỉ định trong tuần này.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

An Ma 14–15

Thượng Đế ban phước cho những người tin cậy Ngài trong những hoạn nạn của họ

Hãy cân nhắc việc bắt đầu bài học của ngày hôm nay bằng cách đề cập đến những sự kiện mà trong đó những người vô tội đã phải chịu đau khổ vì sự lựa chọn của những người khác. Hoặc các anh chị em có thể yêu cầu học sinh chia sẻ các ví dụ từ thánh thư về những người ngay chính đã bị ngược đãi vì chứng ngôn của họ về phúc âm. Sau khi thảo luận một vài ví dụ, mời một vài học sinh thay phiên nhau đọc to từ An Ma 14:7–11An Ma 60:13.

Hỏi: Các lý do nào được đưa ra trong các câu này về lý do tại sao đôi khi người ngay chính bị để cho đau khổ dưới bàn tay của những kẻ tà ác? (Một lẽ thật học sinh đã học được trong khi nghiên cứu phần này của An Ma 14Chúa cho phép người ngay chính phải chịu đau khổ dưới bàn tay của kẻ tà ác để những sự phán xét của Ngài có thể được công bằng).

Giải thích rằng công lý và lòng thương xót của Thượng Đế vượt ra ngoài cái chết để bắt những người đã phạm tội phải chịu trách nhiệm và mở rộng lòng thương xót cho những người ngay chính. Sau đó chia sẻ lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch James E. Faust thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn:

“Giờ đây tất cả nỗi đau khổ này quả thật là bất công nếu mọi việc kết thúc với cái chết, nhưng nó không kết thúc như thế. Cuộc sống không phải giống như vở kịch một màn. Nó có ba màn. Màn thứ nhất là khi chúng ta sống trong tiền dương thế; giờ đây chúng ta có một màn ở hiện tại, tức là trần thế; và chúng ta sẽ có một màn ở tương lai, khi chúng ta trở về cùng Thượng Đế. … Chúng ta được gửi đến trần thế để được thử thách và trắc nghiệm [xin xem Áp Ra Ham 3:25]. …

“Như Phao Lô nói, những nỗi đau khổ trong quá khứ và hiện tại của chúng ta không thể ‘so sánh với sự vinh hiển hầu đến, là sự sẽ được bày ra trong chúng ta’ [Rô Ma 8:18] trong thời vĩnh cửu. ‘Vì sau nhiều cơn hoạn nạn, phước lành sẽ đến. Vậy nên, rồi đến ngày các ngươi sẽ đuợc đội mão triều thiên bằng vinh quang rạng rỡ’ [GLGƯ 58:4]. Như vậy, cơn hoạn nạn là hữu ích trong ý nghĩa rằng nó giúp ích để vào vương quốc thượng thiên. …

“Không phải là có quá nhiều điều xảy ra cho chúng ta nhưng là cách thức mà chúng ta đối phó với điều xảy ra cho chúng ta” (“Tôi Phải Có Lập Trường Như Thế Nào?” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2004, 19–20).

Giải thích rằng nỗi đau khổ và hoạn nạn có thể giúp chúng ta đạt được sự tôn cao bằng cách củng cố đức tin của chúng ta. Việc vẫn luôn trung thành trong những thử thách và khó khăn cho thấy niềm tin cậy tuyệt đối vào Thượng Đế và kế hoạch của Ngài, do đó củng cố đức tin và khả năng của chúng ta để kiên trì đến cùng.

Hãy hỏi những câu hỏi sau đây:

  • Việc có thể có một chứng ngôn về kế hoạch cứu rỗi, kể cả cuộc sống tiền dương thế và cuộc sống sau cái chết, làm giảm bớt như thế nào nỗi đau khổ chúng ta trải qua trên trần thế?

  • Khi suy xét điều các em đã học trong tuần này trong An Ma 14–15, những người ngay chính được ban phước về phương diện nào trong những hoạn nạn của họ?

  • Trong lúc hoạn nạn, làm thế nào chúng ta có thể cho thấy rằng mình tin cậy Thượng Đế?

Yêu cầu học sinh so sánh câu hỏi An Ma đã hỏi trong An Ma 14:26 với câu hỏi Joseph Smith đã hỏi trong Giáo Lý và Giao Ước 121:3. Sau đó hỏi: Theo An Ma 14:26, làm thế nào An Ma và A Mu Léc đã có thể khắc phục được những cơn hoạn nạn của họ?

Giải thích rằng khi Tiên Tri Joseph Smith đã vô cớ bị giam cầm ở Missouri, ông đặt ra câu hỏi được ghi lại trong Giáo Lý và Giao Ước 121:3. Không giống như An Ma và A Mu Léc, ông đã không được giải thoát ra khỏi tù ngay lập tức. Chúng ta có thể học được điều gì từ câu trả lời của Thượng Đế cho lời cầu nguyện của ông? (Xin xem GLGƯ 121:7–9; 122:4–9 ). Lẽ thật sau đây đã được nhấn mạnh trong tuần này trong phần nghiên cứu riêng của học sinh: Nếu chúng ta kêu cầu Chúa trong đức tin, thì Ngài sẽ củng cố chúng ta trong cơn hoạn nạn và giải thoát chúng ta theo cách thức và kỳ định của Ngài.

Hãy hỏi những câu hỏi sau đây:

  • Chúa đã giúp đỡ các em như thế nào khi các em trải qua các thử thách?

  • Điều gì giúp các em tuân phục theo ý muốn của Ngài và chấp nhận kỳ định của Ngài?

Giúp học sinh hiểu rằng cả Giê Rôm lẫn A Mu Léc đã tin cậy Thượng Đế trong cơn hoạn nạn của họ và được tưởng thưởng theo ý muốn của Ngài và trong kỳ định riêng của Ngài.

Hướng dẫn một nửa lớp đọc An Ma 15:5–12 và nhận ra chi tiết về Giê Rôm mà cho thấy sự tin cậy của ông nơi Chúa ngày càng gia tăng. Hướng dẫn một nửa lớp học kia nghiên cứu An Ma 15:16, 18 và nhận ra chi tiết về điều A Mu Léc đã hy sinh để phục vụ Chúa.

Khuyến khích học sinh tin cậy vào Chúa và chấp nhận ý muốn và kỳ định của Ngài khi lúc khó khăn gian khổ và hoạn nạn giáng xuống họ. Bảo đảm với họ rằng Thượng Đế ban cho quyền năng và ảnh hưởng của Ngài trong một loạt các cách thức kỳ diệu và riêng tư.

Ôn Lại Phần Thông Thạo Thánh Thư

Bài học này đánh dấu nửa chương trình giảng dạy Sách Mặc Môn của lớp giáo lý. Để củng cố các nỗ lực của học sinh để học và hiểu những đoạn thánh thư thông thạo, hãy cân nhắc việc cho họ một bài kiểm tra để đo lường mức quen thuộc của họ với 13 đoạn mà họ đã nghiên cứu cho đến nay. Đây có thể là một bài kiểm tra vấn đáp hoặc viết tay đơn giản, cho học sinh một manh mối từ thẻ đánh dấu trang sách và để cho họ viết xuống phần tham khảo, hoặc có thể là một phần ôn lại một số đoạn họ đã thuộc lòng. Thời gian để dạy bài học này có thể cho phép có đủ thời gian để làm bài kiểm tra đã được đưa ra tuần này, hoặc các anh chị em có thể thông báo rằng sẽ có một bài kiểm tra sắp tới để học sinh có thể chuẩn bị.

(An Ma 17–24)

Các con trai của Mô Si A đi thuyết giảng cho một dân tộc tà ác và hung dữ. Thoạt đầu, họ phải chịu nhiều hoạn nạn, nhưng khi họ thuyết giảng phúc âm cho dân La Man, phép lạ đã xảy ra. Hãy lưu ý đến lòng trung thành của dân Am Môn đối với Thượng Đế và nhà vua mang đến nhiều sự ngay chính như thế nào.