Thư Viện
Bài Học 49: Ê Nót


Bài Học 49

Ê Nót

Lời Giới Thiệu

Sau khi suy ngẫm những lời của cha mình, Ê Nót đã cầu nguyện và nhận được sự xá miễn các tội lỗi của ông. Rồi ông cầu nguyện cho sự an lạc tinh thần của dân Nê Phi và dân La Man và dành cuộc đời của ông để lao nhọc vì sự cứu rỗi của họ.

Những Đề Nghị Cách Giảng Dạy

Ê Nót 1:1–8

Sau khi suy ngẫm những lời của cha mình, Ê Nót cầu nguyện và nhận được sự xá miễn các tội lỗi của ông.

Viết lên trên bảng tâm hồn tôi tràn đầy sự khao khát. Mời các học sinh nghĩ về thời gian mà họ cảm thấy rất đói.

  • Một số từ nào các em sẽ dùng để mô tả cảm nghĩ của các em khi các em đói? (Các học sinh có thể mô tả cơn đói như là một cảm giác trống rỗng, đau đớn, yếu đuối, hoặc mong muốn được no nê).

  • Một người có thể có ý nói gì bằng cụm từ ″tâm hồn tôi tràn đầy sự khao khát″? (Những cảm giác trống rỗng, đau đớn, hoặc yếu đuối, hay mong muốn được no nê).

Enos Praying

Mời các học sinh nghĩ về thời gian khi tâm hồn của họ tràn đầy khao khát. Giải thích rằng ngày hôm nay họ sẽ học kinh nghiệm của một người có tâm hồn tràn đầy khao khát. Trưng bày hình Ê Nót Đang Cầu Nguyện (62604; Sách Họa Phẩm Phúc Âm [2009], số 72).

  • Các em biết gì về người trong hình này? (Nếu các học sinh không biết chắc, hãy giải thích rằng đây là hình của Ê Nót là cháu nội của Lê Hi và Sa Ri A và con trai của Gia Cốp. Ông được giao phó cho các bảng khắc nhỏ ngay trước khi cha ông qua đời [xin xem Gia Cốp 7:27]).

Mời một học sinh đọc to Ê Nót 1:1, 3. Yêu cầu lớp học tìm kiếm cách Gia Cốp đã ảnh hưởng đến Ê Nót. Mời một vài học sinh kể cho lớp học biết điều họ tìm thấy.

Trưng bày biểu đồ sau đây lên trên bảng. (Để không mất thời giờ, các anh chị em có thể muốn đặt biểu đồ lên trên bảng trước khi lớp học bắt đầu). Biẻu đồ này là nhằm giúp các nhóm học sinh tập trung vào những chi tiết khác nhau về kinh nghiệm của Ê Nót khi họ nghiên cứu Ê Nót 1:2–8.

Điều Ê Nót đã mong muốn

Điều Ê Nót đã làm

Những kết quả về điều Ê Nót đã làm

Ê Nót 1:2

Ê Nót 1:3

Ê Nót 1:2

Ê Nót 1:4

Ê Nót 1:8

Ê Nót 1:5

Ê Nót 1:6

Ê Nót 1:8

Giải thích rằng khi nghĩ về những lời giảng dạy của cha ông, Ê Nót đã trải qua những cảm giác thuộc linh mà đã dẫn ông đến việc làm một số điều nào đó, và đổi lại những điều này đã đưa đến những kết quả nào đó trong cuộc sống của ông.

Chia lớp ra thành ba nhóm. Đọc to Ê Nót 1:2–8. Khi các anh chị em đọc, hãy yêu cầu nhóm một tìm kiếm các cụm từ cho thấy ước muốn của Ê Nót. Mời nhóm hai tìm kiếm điều Ê Nót đã làm. Yêu cầu nhóm ba tìm kiếm các kết quả về ước muốn và hành động của Ê Nót. (Hãy nêu lên rằng các câu được liệt kê trên biểu đồ chứa đựng thông tin liên quan đến sự chỉ định của mỗi nhóm).

Sau khi đã đọc xong Ê Nót 1:2–8, hãy mời các học sinh trong nhóm thứ nhất báo cáo các cụm từ mà họ đã tìm thấy về ước muốn của Ê Nót. Khi các học sinh đề cập đến các cụm từ này, hãy yêu cầu họ viết các cụm từ đó lên trên bảng. Các anh chị em có thể muốn khuyến khích các học sinh đánh dấu các cụm từ này trong thánh thư của họ. Các học sinh có thể đề cập tới các cụm từ như ″xá miễn các tội lỗi,″ ″cuộc sống vĩnh cửu,″ và ″niềm vui của các thánh đồ.″

Sau khi cột thứ nhất đã được hoàn tất, hãy mời lớp học đọc lướt qua phần đầu của Ê Nót 1:4. Yêu cầu họ nhận ra điều Ê Nót đã trải qua khi những lời của cha ông ″nói về cuộc sống vĩnh cửu và niềm vui của các thánh đồ in sâu vào tim [ông]″ (Ê Nót 1:3). Các học sinh nên lưu ý đến cụm từ ″tâm hồn tôi tràn đầy sự khao khát.″ (Các anh chị em có thể muốn khuyến khích các học sinh đánh dấu cụm từ này trong thánh thư của họ).

  • Làm thế nào việc suy ngẫm những lời giảng dạy của một vị tiên về cuộc sống vĩnh cửu và niềm vui của Các Thánh Hữu có thể làm cho tâm hồn một người tràn đầy sự khao khát? (Điều đó có thể giúp một người mong muốn được xứng đáng để ở với Chúa và mong muốn hạnh phúc đến từ việc sống theo phúc âm).

Hãy nêu lên rằng Ê Nót cũng mong muốn một sự xá miễn các tội lỗi của ông. Giải thích rằng cụm từ ″tâm hồn tôi tràn đầy sự khao khát″ có thể cho thấy một cảm giác trống rỗng về phần thuộc linh do tội lỗi mà ra. Cụm từ này cũng có thể cho thấy nỗi khao khát của một người để đến gần Chúa hơn và học hỏi về Ngài.

  • Tại sao tội lỗi làm cho chúng ta cảm thấy trống rỗng về phần thuộc linh? (Tội lỗi làm cho Đức Thánh Linh rút lui khỏi chúng ta và chúng ta cảm thấy xa cách Chúa).

Để giúp các học sinh liên hệ kinh nghiệm của Ê Nót với bản thân họ, hãy yêu cầu họ im lặng suy nghĩ xem họ có cùng một số cảm nghĩ về nỗi khao khát phần thuộc linh mà Ê Nót đã mô tả không.

Để giúp lớp học thấy điều Ê Nót đã làm để thỏa mãn nỗi khao khát phần thuộc linh của ông, hãy mời các học sinh trong nhóm hai báo cáo những kết quả và ghi lại những câu trả lời của họ lên trên bảng. Các câu trả lời nên bao gồm những cụm từ sau đây: ″phấn đấu … trước Thượng Đế,″ ″tôi kêu cầu Ngài với lời cầu nguyện … mãnh liệt,″ và ″[sử dụng] đức tin nơi Đấng Ky Tô.″

  • Cụm từ ″phấn đấu … trước Thượng Đế″ mô tả nỗ lực của một người như thế nào để nhận được sự xá miễn các tội lỗi? (Hãy nêu lên rằng Ê Nót đã không phấn đấu vớiThượng Đế, mà là trước Thượng Đế trong lời cầu nguyện. Sự phấn đấu này cho thấy nỗi vất vả của Ê Nót để cho Cha Thiên Thượng thấy ước muốn chân thành và sự sẵn lòng của ông để hối cải bằng cách có những thay đổi cần thiết trong cuộc sống của ông). Tại sao phấn đấu là một từ thích hợp để mô tả các nỗ lực của chúng ta để hối cải?

  • Trong Ê Nót 1:4, các em thấy được bằng chứng nào rằng Ê Nót đã chân thành khi ông tìm kiếm sự xá miễn các tội lỗi của ông? (Các anh chị em có thể muốn giúp các học sinh hiểu rằng khẩn cầu có nghĩa là khiêm nhường cầu xin và với ước muốn lớn lao).

  • Trong những cách nào chúng ta có thể cho thấy lòng chân thành của mình khi chúng ta tìm kiếm sự tha thứ của Chúa? (Các anh chị em có thể muốn nêu ra rằng những lời cầu nguyện của chúng ta có thể không cần phải dài như lời cầu nguyện của Ê Nót, nhưng phải chân thành).

Để giúp lớp học thấy được các kết quả về điều Ê Nót đã làm, hãy mời các học sinh trong nhóm ba báo cáo những kết quả của họ và ghi lại những câu trả lời của họ lên trên bảng. Các câu trả lời nên bao gồm những cụm từ sau đây: ″ngươi đã được tha tội″, ″tội lỗi của tôi đã được tẩy sạch″, và ″đức tin của ngươi làm cho ngươi được trọn lành.″ (Các anh chị em có thể muốn giải thích rằng việc được làm cho trọn lành có nghĩa là được chữa lành hoặc thanh tẩy khỏi tội lỗi).

  • Theo như Ê Nót 1:7–8, điều gì đã làm cho Ê Nót được tha thứ và được làm cho trọn lành? (Đức tin của ông nơi Chúa Giê Su Ky Tô).

  • Chúng ta có thể học được các bài học nào từ Ê Nót về tiến trình nhận được sự tha thứ tội lỗi của chúng ta? (Ngoài các lẽ thật khác mà các học sinh có thể đề cập đến, hãy chắc chắn rằng họ hiểu là khi chúng ta sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, thì tội lỗi của chúng ta có thể được tha thứ và chúng ta có thể được làm cho trọn lành. Tại sao việc sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô cần thiết cho chúng ta để nhận được các phước lành này? (Chúa Giê Su Ky Tô đã chuộc tội lỗi của chúng ta. Chỉ qua Sự Chuộc Tội của Ngài mà chúng ta mới có thể được làm cho trọn lành).

  • Theo như Ê Nót 1:5–6, làm thế nào Ê Nót biết rằng ông đã được tha thứ? (Các anh chị em có thể muốn nêu ra rằng tiếng nói được đề cập đến trong Ê Nót 1:5 là tiếng nói đến với tâm trí của Ê Nót [xin xem Ê Nót 1:10]).

  • Làm thế nào các em biết rằng các em đã được tha thứ các tội lỗi của mình?

Là một phần thảo luận của câu hỏi cuối cùng ở trên, hãy đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn.

″Một khi chúng ta đã thật sự hối cải, thì Đấng Ky Tô sẽ cất đi gánh nặng của sự mặc cảm tội lỗi của chúng ta. Chúng ta có thể tự mình biết rằng chúng ta đã được tha thứ và được làm cho sạch tội. Đức Thánh Linh sẽ kiểm chứng điều này với chúng ta; Ngài là Đấng Thánh Hóa. Không có một chứng ngôn nào khác về sự tha thứ lại có thể kỳ diệu hơn” (”Điểm Trở Về An Toàn,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2007, 101).

  • Tại sao là điều hữu ích để biết rằng Đấng Ky Tô sẽ cất đi gánh nặng tỗi lỗi của chúng ta sau khi chúng ta đã thật sự hối cải?

Yêu cầu các học sinh im lặng suy ngẫm những câu hỏi sau đây:

  • Khi nào các em cảm thấy rằng Chúa đã tha thứ tội lỗi của các em?

  • Các em đã sử dụng đức tin nơi Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào?

  • Làm thế nào các em biết rằng mình đã được tha thứ?

  • Các em có cảm thấy sự tha thứ của Chúa mới gần đây không?

Hãy làm chứng rằng chúng ta sẽ được tha thứ khi chúng ta sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và thật sự hối cải các tội lỗi của mình. Nhờ vào Đấng Cứu Rỗi, tội lỗi của chúng ta có thể được xóa bỏ và chúng ta có thể được làm cho trọn lành.

Ê Nót 1:9–27

Ê Nót cầu nguyện cho sự an lạc tinh thần của dân Nê Phi và dân La Man, và ông chuyên tâm lao nhọc vì sự cứu rỗi của họ

Vẽ biểu đồ sau đây lên trên bảng. Giải thích rằng sau khi đã cầu nguyện cho mình, Ê Nót đã nới rộng những lời cầu nguyện của ông để gồm vào những lời cầu xin cho sự an lạc của những người khác. Chỉ định các học sinh làm việc theo từng cặp. Mời các học sinh trong mỗi cặp thay phiên đọc to từ Ê Nót 1:9–14. Hãy yêu cầu họ nhận ra hai nhóm người mà Ê Nót đã cầu nguyện cho họ và điều ông đã cầu nguyện cho họ trong mỗi trường hợp. Khi các học sinh báo cáo điều họ học đuợc, hãy thêm vào những từ dân Nê Phidân La Man thay vì những dấu hỏi trong biểu đồ.

biểu đồ về sự cầu nguyện
  • Theo như Ê Nót 1:14, những ý định của dân La Man đối với dân Nê Phi là gì?

  • Chúng ta biết được gì về Ê Nót từ lời cầu nguyện của ông cho dân La Man?

Hãy đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Howard W. Hunter. Yêu cầu các học sinh lắng nghe xem lời phát biểu này liên quan đến kinh nghiệm của Ê Nót như thế nào:

″Bất cứ lúc nào chúng ta có được các phước lành của Sự Chuộc Tội trong cuộc sống của mình, thì chúng ta phải có mối quan tâm về sự an lạc của những người khác. …

″Một dấu chỉ tốt về sự cải đạo của một người là ước muốn để chia sẻ phúc âm với những người khác” (The Teachings of Howard W. Hunter, ed. Clyde J. Williams [1997], 248–49).

  • Lời phát biểu này liên hệ với kinh nghiệm của Ê Nót như thế nào? (Ê Nót cho thấy rằng khi kinh nghiệm các phước lành của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, thì chúng ta sẽ tìm cách giúp đỡ những người khác tiếp nhận sự cứu rỗi. Các anh chị em có thể muốn khuyến khích các học sinh để viết nguyên tắc này vào thánh thư của họ).

Yêu cầu các học sinh im lặng nghiên cứu Ê Nót 1:12, 15–20, tìm kiếm điều Ê Nót cho thấy về mối quan hệ giữa sự cầu nguyện, đức tin và sự chuyên tâm.

  • Các em nghĩ cầu nguyện trong đức tin có nghĩa là gì?

  • Theo như Ê Nót 1:12, 19–20, Ê Nót cho thấy về sự chuyên cần như thế nào trong lúc và sau khi ông cầu nguyện?

  • Chúng ta có thể học được điều gì về sự cầu nguyện từ tấm gương của Ê Nót? (Các học sinh có thể thấy được rằng Chúa đáp ứng những lời cầu nguyện của chúng ta theo đức tin và sự chuyên cần của chúng ta.

Để giúp các học sinh cân nhắc những cách thức họ có thể noi theo gương của Ê Nót, hãy viết những lời phát biểu sau đây lên trên bảng hoặc đưa cho họ một tờ giấy để phân phát. Mời các học sinh chọn một lời phát biểu và ghi câu trả lời cho câu hỏi đó vào nhật ký ghi chép việc học thánh thư của họ.

  1. Giống như Ê Nót, tôi muốn nhận được sự xá miễn các tội lỗi của mình. Tôi sẽ cho Chúa thấy rằng tôi chân thành trong ước muốn này …

  2. Giống như Ê Nót, tôi muốn giúp những người trong gia đình và bạn bè mình đến cùng Đấng Ky Tô. Một người tôi sẽ tìm cách giúp đỡ là … Tôi sẽ tìm cách giúp đỡ người này bằng cách …

  3. Ê Nót cầu nguyện cho dân La Man là những người bị xem là kẻ thù của ông. Giống như Ê Nót, tôi muốn cho thấy tình yêu thương của Chúa đối với những người không tử tế với tôi. Một cách mà tôi sẽ làm điều này là …

Sau khi các học sinh đã viết xong, hãy yêu cầu một học sinh đọc Ê Nót 1:26–27. Mời lớp học tìm kiếm bằng chứng về niềm vui mà Ê Nót đã có được nhờ vào các nỗ lực của ông. Sau khi các học sinh báo cáo điều họ tìm thấy, hãy khuyến khích họ hoàn thành điều họ đã viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của họ. Làm chứng rằng khi sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể cảm nhận được sự tha thứ và niềm vui, cũng như những ước muốn của chúng ta để giúp những người khác đến cùng Đấng Ky Tô sẽ gia tăng.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Ê Nót 1:2. ″Tôi được xá miễn tội lỗi″

Ê Nót không đề cập đến tính chất hoặc mức độ tội lỗi của ông, mà thay vì thế mô tả tiến trình hối cải mà mỗi chúng ta cần phải làm để nhận được sự tha thứ của Chúa. Chủ Tịch Spencer W. Kimball dạy:

″Tôi luôn luôn ưa thích câu chuyện về Ê Nót là người có một nhu cầu lớn. Giống như tất cả chúng ta—vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo—ông đã lầm đường lạc lối. Tôi không biết tội lỗi của ông nghiêm trọng như thế nào, nhưng ông viết: ′Tôi xin kể cho các người nghe về sự phấn đấu của tôi trước Thượng Đế, trước khi tôi được xá miễn tội lỗi’ [Ê Nót 1:2]. …

″Thật là một phước lành và niềm vui đối với mỗi người chúng ta để biết rằng Đức Chúa Cha hằng sống và Ngài yêu thương chúng ta, rằng Ngài tha thứ cho chúng ta khi sự hối cải đã sẵn sàng, rằng Ngài luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ và yêu thương con cái yêu quý của Ngài” (“Pray Always,” Ensign, tháng Mười năm 1981, 6).