Bài Học 149
Ê The 12:1–22
Lời Giới Thiệu
Sau khi kể lại nhiều năm lịch sử của dân Gia Rết, Mô Rô Ni giới thiệu giáo vụ của tiên tri Ê The. Sau đó, Mô Rô Ni ngừng truyện ký lịch sử để ghi lại một số các phước lành đến cho những người thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Bài học này gồm có Ê The 12:1–22, trong khi bài học 150 dạy về Ê The 12:23–41.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
Ê The 12:1–4
Ê The thuyết giảng sự hối cải cho dân Gia Rết
Bắt đầu lớp học bằng cách mời một học sinh lên bảng và vẽ vài ngọn sóng và một chiếc thuyền được giữ chặt bởi một cái neo.
-
Tại sao là điều quan trọng để một chiếc thuyền phải có một cái neo?
-
Một chiếc thuyền có thể gặp nguy hiểm hay khó khăn nào nếu không có một cái neo?
-
Các ngọn sóng có ảnh hưởng gì đối với một chiếc thuyền? (Các câu trả lời có thể gồm có việc các ngọn sóng khiến một chiếc thuyền phải đi vòng vòng, trôi dạt, hoặc bị tròng trành).
Viết lên hình chiếc thuyền chữ cuộc sống của mình.
-
Nếu chiếc thuyền tượng trưng cho cuộc sống của chúng ta thì các ngọn sóng có thể được so sánh với điều gì? (Những câu trả lời có thể gồm có các áp lực xã hội, nghịch cảnh, lời dạy sai lạc, hoặc sự tà ác).
-
Cuộc sống của một người giống như một chiếc thuyền không có neo như thế nào? (Các anh chị em có thể muốn đề nghị học sinh đọc Mặc Môn 5:17–18 để giúp họ trả lời câu hỏi này).
-
Chúa đã cung cấp một số điều nào mà có thể hoạt động như là những cái neo thuộc linh trong cuộc sống của chúng ta? (Học sinh có thể đưa ra một loạt các câu trả lời. Nhiều khía cạnh của phúc âm có thể được so sánh như cái neo).
Khuyến khích học sinh tìm kiếm các ví dụ về các neo thuộc linh trong khi họ học Ê The 12.
Giải thích rằng Ê The 12 bắt đầu với lời giới thiệu của Mô Rô Ni về Ê The, một vị tiên tri người Gia Rết đã thuyết giảng trong suốt một thời kỳ mà dân chúng chối bỏ các vị tiên tri và sống trong cảnh tà ác. Mời học sinh thầm đọc Ê The 12:1–3 cùng nhận ra bất cứ điều gì gây ấn tượng cho họ về hành động của Ê The. Yêu cầu họ báo cáo những điều họ tìm thấy.
Mời một học sinh đọc to Ê The 12:4. Yêu cầu lớp học dò theo cùng nhận ra điều mà những người tin nơi Thượng Đế có thể “hy vọng” có được mặc dù đang bị những điều khó khăn và tà ác vây quanh. Khi học sinh trả lời, các anh chị em có thể muốn nêu ra rằng “thế giới tốt đẹp hơn” mà chúng ta hy vọng có được là “một chỗ bên tay phải của Thượng Đế.”
-
Một chỗ bên tay phải của Thượng Đế có nghĩa là gì? (Được trở về nơi hiện diện của Ngài và nhận được cuộc sống vĩnh cửu).
-
Các em nghĩ rằng việc có hy vọng “chắc chắn” là khác như thế nào với việc chỉ mong muốn một điều gì đó? (Trong thánh thư, hy vọng ám chỉ việc có được sự tin tưởng rằng chúng ta có thể nhận được các phước lành Thượng Đế hứa với chúng ta nếu chúng ta tuân giữ các giao ước của mình với Ngài).
-
Theo Ê The 12:4, làm thế nào chúng ta đạt được niềm hy vọng để nhận được một chỗ bên tay phải của Thượng Đế? (Trong khi học sinh trả lời, hãy giải thích rằng đức tin được đề cập trong Ê The 12:4 ám chỉ đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô). Làm thế nào đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô cho phép chúng ta hy vọng một cách “chắc chắn” về một chỗ bên tay phải của Thượng Đế?
Ở trên bảng, viết lên cái neo những từ đức tin và hy vọng.
-
Theo Ê The 12:4, điều gì xảy ra khi một người nào đó có hy vọng và có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô? (Mặc dù học sinh có thể trả lời với các từ khác nhau, nhưng họ cần phải bày tỏ nguyên tắc sau đây: Khi chúng ta có hy vọng và có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, thì chúng ta sẽ trở nên vững vàng và dồi dào trong những việc làm tốt đẹp).
-
Các em nghĩ “dồi dào” trong những việc làm tốt đẹp có nghĩa là gì? (Làm được nhiều điều tốt đẹp).
-
Một số việc làm tốt đẹp để “tôn vinh Thượng Đế” là gì? (Các câu trả lời có thể gồm có việc cầu nguyện, học thánh thư, phục vụ người khác, và phát triển tài năng).
-
Hãy nghĩ về những người các em biết dường như luôn luôn dồi dào trong những việc làm tốt đẹp và không hổ thẹn để tôn vinh Thượng Đế. Một số điều cụ thể mà họ làm khiến cho họ trở thành những tấm gương tốt về nguyên tắc này là gì?
Mời học sinh suy ngẫm về những lúc rất khó đối với họ để được vững chắc và dồi dào trong những việc làm tốt đẹp. Để giúp học sinh chuẩn bị cho các tình huống tương tự trong suốt cuộc đời của họ, hãy khuyến khích họ tìm kiếm những cách mà họ có thể gia tăng đức tin và hy vọng của họ khi họ tiếp tục học Ê The 12.
Ê The 12:5–22
Mô Rô Ni thuật lại các phép lạ và các công việc vĩ đại mà có được nhờ đức tin
Viết cụm từ sau đây lên trên bảng: Tôi muốn nhận được một bằng chứng thuộc linh rằng …
Mời học sinh đề nghị bất cứ lẽ thật phúc âm, nguyên tắc, hoặc giáo lý nào mà người ta có thể tìm kiếm một bằng chứng thuộc linh cho những điều đó. Khi học sinh trả lời, hãy viết những câu trả lời của họ lên trên bảng. (Những câu trả lời có thể gồm có một lời chứng rằng Sách Mặc Môn là chân chính; việc có một cuộc sống trong sạch và đạo đức là quan trọng; Lời Thông Sáng là một luật pháp của Thượng Đế; tôi nên chuẩn bị để phục vụ truyền giáo). Mời học sinh nghĩ về một lẽ thật phúc âm mà họ muốn nhận được một bằng chứng thuộc linh hoặc một chứng ngôn vững mạnh hơn về lẽ thật đó.
Giải thích rằng một số người có thái độ sau đây: “Tôi sẽ không tin hoặc sống theo một nguyên tắc phúc âm cho đến khi tôi nhìn thấy bằng chứng rằng đó là sự thật.” Mời học sinh đọc thầm Ê The 12:5–6 cùng tìm kiếm những câu này liên quan đến thái độ này như thế nào. Hãy nêu lên rằng Ê The 12:6 là một đoạn thánh thư thông thạo. Các anh chị em có thể muốn đề nghị học sinh đánh dấu đoạn này trong một cách đặc biệt để họ sẽ có thể tìm thấy đoạn đó dễ dàng.
-
Theo Ê The 12:6, điều gì phải xảy ra trước khi chúng ta có thể nhận được một lời chứng?
-
Các em có những ý nghĩ nào khi nghĩ về cụm từ “đức tin của các người đã được thử thách”?
Sau khi học sinh trả lời, các anh chị em có thể muốn giải thích rằng một số người hiểu sai rằng “đức tin được thử thách” luôn luôn đề cập đến nỗi gian nan. Cụm từ “đức tin được thử thách” có thể mô tả bất cứ điều gì mang đến chúng ta cơ hội để cho thấy hoặc thực hành đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Để giúp học sinh nhận được một sự hiểu biết rõ hơn về cụm từ này, hãy mời một học sinh đọc to lời phát biểu sau đây của Anh Cả Richard G. Scott thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Trước khi đọc lời phát biểu này, yêu cầu lớp học lắng nghe lời giải thích của Anh Cả Scott về cụm từ “đức tin được thử thách.”
“Các anh chị em có thể học cách sử dụng đức tin một cách hiệu quả hơn bằng cách áp dụng nguyên tắc này do Mô Rô Ni dạy: ‘… các người không thể nhận được bằng chứng cho đến khi đức tin của các người đã được thử thách’ [Ê The 12:6; những chữ nghiêng được thêm vào]. Vì vậy, mỗi khi các anh chị em thử thách đức tin của mình, thì đó có nghĩa là, hành động trong sự xứng đáng theo một ấn tượng, các anh chị em sẽ nhận được bằng chứng xác nhận của Thánh Linh. Những cảm nghĩ đó sẽ củng cố đức tin của các anh chị em. Khi các anh chị em lặp lại mẫu mực đó, thì đức tin của các anh chị em sẽ trở nên vững mạnh hơn” (“The Sustaining Power of Faith in Times of Uncertainty and Testing,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2003, 76).
-
Tiến trình được mô tả bởi Anh Cả Scott khác như thế nào với thái độ của những người muốn có được bằng chứng trước khi họ chịu tin tưởng hoặc hành động?
Viết các phần tham khảo thánh thư sau đây lên trên bảng: Ê The 12:7–12; Ê The 12:13–18; Ê The 12:19–22, 30–31. Chia lớp học ra thành ba nhóm, và chỉ định một trong các đoạn thánh thư cho mỗi nhóm. Yêu cầu học sinh tìm kiếm các phước lành có được do đức tin của những người được mô tả trong mỗi đoạn. Khuyến khích họ chú ý đến cách sử dụng cụm từ “sau khi họ đã có đức tin” hoặc “sau khi họ có đức tin” trong các câu 7, 12, 17, 18, và 31. (Các anh chị em có thể muốn đề nghị học sinh đánh dấu những cụm từ này mỗi lần thấy chúng).
Sau khi học sinh báo cáo những điều họ đã tìm thấy, hãy mời họ tóm lược những điều mà Chúa cung cấp sau khi chúng ta chứng tỏ đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Mặc dù học sinh có thể sử dụng những từ khác nhau, nhưng họ nên bày tỏ một lẽ thật tương tự như sau: Nếu chúng ta muốn có một bằng chứng thuộc linh, thì trước hết chúng ta phải thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Giải thích rằng cũng giống như những bằng chứng thuộc linh, các phép lạ không đến cho đến sau khi chúng ta đã thực hành đức tin của mình.
Trình bày các tình huống sau đây cùng lớp học. Mời học sinh giải thích làm thế nào cá nhân đó có thể chứng tỏ đức tin nơi Chúa trong mỗi tình huống.
-
Một thiếu nữ muốn nhận được một bằng chứng về lẽ trung thực của Sách Mặc Môn.
-
Một thiếu niên có một ước muốn mạnh mẽ để giúp những người thân yêu của mình chấp nhận phúc âm.
Mời học sinh hãy suy ngẫm một thời gian mà họ hoặc những người mà họ quen biết đã nhận được những bằng chứng hoặc các phép lạ thuộc linh sau khi đã chứng tỏ đức tin nơi Chúa. Mời một vài học sinh chia sẻ những kinh nghiệm mà họ nghĩ tới. (Hãy chắc chắn rằng học sinh hiểu rằng họ không nên cảm thấy bắt buộc phải chia sẻ những kinh nghiệm quá riêng tư). Các anh chị em cũng có thể muốn chia sẻ một kinh nghiệm.
Mời học sinh nhớ lại lẽ thật phúc âm mà họ muốn nhận được một bằng chứng thuộc linh. Mời họ viết trong sổ tay hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư một điều mà họ có thể làm để thực hành thêm đức tin nơi Chúa.