Thư Viện
Bài Học 106: Hê La Man 1–2


Bài Học 106

Hê La Man 1–2

Lời Giới Thiệu

Sau khi Pha Hô Ran chết, cảnh tranh chấp nẩy sinh ở giữa dân Nê Phi về việc người nào phải là trưởng phán quan kế tiếp. Con trai Pha Hô Ran của ông được chỉ định bởi tiếng nói của dân chúng. Tuy nhiên, vị trưởng phán quan mới bị ám sát bởi Kích Cơ Men là người đã hành động như là một phần tử của một tập đoàn bí mật. Lợi dụng cảnh tranh chấp và chia rẽ này, dân La Man đã chinh phục được thủ phủ Gia Ra Hem La. Dân Nê Phi tái chiếm Gia Ra Hem La, và Kích Cơ Men bị giết chết trong khi cố gắng giết Hê La Man (con trai của Hê La Man), là vị trưởng phán quan mới.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Hê La Man 1

Cảnh tranh chấp chia rẽ dân Nê Phi và để cho dân La Man xâm chiếm Gia Ra Hem La

Trước khi bắt đầu lớp học, hãy viết điều sau đây lên trên bảng:

Hê La Man 1:1–4. Điều gì đã gây ra cảnh tranh chấp và chia rẽ ở giữa dân Nê Phi?

Hê La Man 1:5–8. Ai đã chỉ định vị trưởng phán quan, và hai anh em của ông đã phản ứng như thế nào?

Để bắt đầu bài học, yêu cầu học sinh mô tả những điểm khác biệt giữa việc thảo luận một vấn đề và tranh cãi một vấn đề. Nếu học sinh cần giúp đỡ để hiểu những điểm khác biệt này, yêu cầu họ cân nhắc các tình huống sau đây và nhận ra những ví dụ nào là những ví dụ về sự tranh chấp. (Họ nên nhận ra các tình huống thứ hai và thứ ba).

  1. Giải thích về lập trường của các em qua sự thuyết phục thân thiện và những sự kiện

  2. Cho thấy thái độ vô lễ đối với một người có quan điểm khác biệt với quan điểm của mình

  3. Cảm thấy rằng việc thắng một cuộc tranh luận là quan trọng hơn sự an lạc của người khác

Mời học sinh tìm kiếm những mối nguy hiểm của cảnh tranh chấp khi họ học Hê La Man 1. Khuyến khích họ tự mình cân nhắc những cách mà sự tranh chấp có thể là hiển nhiên trong cuộc sống của họ.

Yêu cầu học sinh đọc thầm các đoạn thánh thư các anh chị em đã viết ở trên bảng và tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi tương ứng. Mời họ báo cáo điều họ tìm ra.

Vẽ một con đường ở trên bảng, và đặt tên là sự tranh chấp.

con đường

Giải thích rằng sự tranh chấp có thể giống như một con đường dẫn đến các tội lỗi và những hậu quả tiêu cực khác. Mời một học sinh đọc to Hê La Man 1:9.

Yêu cầu lớp học nhận ra sự tranh chấp ở giữa dân Nê Phi cuối cùng đã dẫn đến điều gì. (Giết người). Viết giết người lên trên bảng, một nơi nào đó dọc theo con đường mà các anh chị em đã vẽ.

Mời học sinh đọc thầm Hê La Man 1:10–12, nhận ra điều mà Kích Cơ Men và những người đã gửi hắn đi đã làm để che đậy vụ giết người mà hắn đã thực hiện.

  • Tại sao Kích Cơ Men và những người theo hắn muốn giữ bí mật cho những hành động của họ?

  • Một số tấm gương hiện đại nào của những người cố gắng để giữ bí mật cho các hành động bất chính? (Các câu trả lời có thể gồm có việc nói dối cha mẹ hoặc trong các cuộc phỏng vấn với vị giám trợ hay chủ tịch chi nhánh).

  • Tại sao sẽ là điều dại dột để giúp người khác che đậy tội lỗi của họ?

Mời một học sinh đọc to Hê La Man 1:18–21. Yêu cầu lớp học dò theo và nhận ra các hậu quả khác của sự tranh chấp của dân Nê Phi. Khi học sinh báo cáo điều họ tìm thấy, yêu cầu họ viết câu trả lời của họ ở đâu đó trên con đường ở trên bảng. Các anh chị em cũng có thể mời họ đề nghị và viết những hậu quả khác của sự tranh chấp mà họ đã thấy.

Hãy tóm lược Hê La Man 1:22–30 bằng cách giải thích rằng sau khi dân La Man chiếm Gia Ra Hem La, thì quân đội Nê Phi đánh bại họ trong một trận chiến trong đó nhiều người bị giết chết.

Mời học sinh tóm lược một nguyên tắc liên quan đến sự tranh chấp mà họ đã học được từ việc nghiên cứu Hê La Man 1. Một nguyên tắc mà học sinh có thể nhận ra là sự tranh chấp làm cho chúng ta dễ bị ảnh hưởng của kẻ nghịch thù. Các anh chị em có thể muốn viết nguyên tắc này lên trên bảng.

Để giúp học sinh hiểu rõ hơn về nguyên tắc này và áp dụng nó vào cuộc sống của họ, hãy cân nhắc việc đặt ra một số câu hỏi sau đây:

  • Nếu một thiếu nữ đang tranh cãi với cha mẹ về những người bạn mình, thì điều đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến thái độ của người thiếu nữ đó đối với lời khuyên dạy của cha mẹ em ấy trong các lĩnh vực khác của cuộc sống của em ấy?

  • Nếu các anh chị em ruột tranh cãi với nhau thì hành vi của họ có thể ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ lâu dài của họ? Điều này có thể ảnh hưởng như thế nào đến toàn thể gia đình?

  • Sự tranh chấp trong một tiểu giáo khu hoặc chi nhánh có thể làm cho các tín hữu Giáo Hội dễ bị ảnh hưởng nhiều hơn như thế nào đối với những cuộc tấn công của Sa Tan?

  • Nếu một thiếu niên có cảm nghĩ tức giận đối với một người nào đó trong nhóm túc số chức tư tế của mình, thì những cảm nghĩ của em ấy có thể ảnh hưởng như thế nào đến hành động của em ấy ở nhà thờ? Những cảm nghĩ này có thể ảnh hưởng như thế nào đến việc em ấy tham dự nhà thờ?

  • Những cảm nghĩ tranh cãi có thể làm suy yếu chúng ta như thế nào khi chúng ta đối phó với cám dỗ?

Mời học sinh đề nghị các tình huống khác mà trong đó sự tranh chấp có thể làm cho chúng ta suy yếu và dễ bị tổn thương bởi những kế hoạch của kẻ nghịch thù.

Cho học sinh thời gian để suy nghĩ về các khía cạnh trong cuộc sống của họ trong đó họ có thể góp phần vào những cảm nghĩ tranh chấp. Mời họ nhận ra một hành động cụ thể mà họ có thể làm để tránh hành vi gây tranh cãi.

Hê La Man 2

Hê La Man trở thành trưởng phán quan, và người tôi tớ của ông ngăn ngừa Kích Cơ Men lấy mạng sống của ông

  • Tại sao là điều tốt hơn để sửa chỉnh một hành động bất chính thay vì che đậy nó?

  • Tại sao một người nào đó có thể muốn che đậy một việc gì đó mà người đó đã làm?

Mời học sinh đọc thầm Hê La Man 2:3–4GLGƯ 58:43.

  • Theo những câu này, sự khác biệt giữa cách Chúa muốn chúng ta phải đối phó với tội lỗi và cách bọn cướp Ga Đi An Tôn đối phó với tội lỗi là gì?

Giải thích rằng trong Hê La Man 2, chúng ta đọc về nỗ lực của Kích Cơ Men để giết Hê La Man, vị trưởng phán quan kế tiếp. Yêu cầu học sinh tưởng tượng rằng họ là các ký giả được chỉ định để báo cáo về nỗ lực ám sát vị trưởng phán quan. Mời họ đọc Hê La Man 2:2–9 với một người bạn học và viết một tiêu đề để tóm tắt điều đã xảy ra. Yêu cầu vài học sinh đọc các tiêu đề của họ cho lớp học nghe.

Mời học sinh đọc thầm Hê La Man 2:10–11, tìm kiếm hành động Hê La Man đã làm để chống lại bọn cướp Ga Đi An Tôn. Yêu cầu một học sinh tóm lược những câu này.

Giải thích rằng bọn Ga Đi An Tôn là một ví dụ về một tập đoàn bí mật. Mời một học sinh đọc to Hê La Man 2:12–14. Yêu cầu lớp học nhận ra ảnh hưởng mà các tập đoàn bí mật đã có đối với dân Nê Phi.

  • Chúng ta có thể học được điều gì từ những câu này về sự nguy hiểm của các tập đoàn bí mật? (Khi học sinh trả lời, hãy chắc chắn rằng lẽ thật sau đây phải rõ ràng: Các tập đoàn bí mật có thể dẫn đến sự hủy diệt của các xã hội. Các anh chị em có thể muốn giải thích rằng ngoài việc mang lại sự hủy diệt của dân Nê Phi, các tập đoàn bí mật dẫn đến sự hủy diệt của dân Gia Rết, về những người mà học sinh sẽ đọc trong sách Ê The; xin xem Ê The 8:20–21).

Đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai: Yêu cầu học sinh lắng nghe về các ví dụ về các tập đoàn bí mật ngày nay:

Anh Cả M. Russell Ballard

“Sách Mặc Môn dạy rằng việc các tập đoàn bí mật tham gia vào tội ác gây ra một thử thách nghiêm trọng không những đối với các cá nhân và gia đình mà còn đối với toàn thể nền văn minh nữa. Trong số các tập đoàn bí mật ngày nay là các băng đảng, các nhóm buôn ma túy và các gia đình tội phạm có tổ chức. …

“Nếu chúng ta không cẩn thận, thì các tập đoàn bí mật ngày nay có thể giành được quyền hành và cũng gây ảnh hưởng nhanh chóng và toàn diện như họ đã làm trong thời kỳ Sách Mặc Môn. …

“… [Quỷ dữ] sử dụng các tập đoàn bí mật, gồm có cả các băng đảng, ‘từ thế hệ này đến thế hệ khác, tùy theo nó có thể nắm giữ trái tim con cái loài người.’ [Hê La Man 6:30.] Mục đích của nó là để hủy diệt các cá nhân, gia đình, cộng đồng và quốc gia. [Xin xem 2 Nê Phi 9:9.] Ở một mức độ nào đó, nó đã thành công trong thời kỳ Sách Mặc Môn. Và nó đang có quá nhiều thành công ngày nay. Đó là lý do tại sao là điều rất quan trọng đối với chúng ta … để kiên quyết bênh vực cho lẽ thật và điều đúng bằng cách làm điều chúng ta có thể làm để giữ cho cộng đồng của chúng ta được an toàn” (“Standing for Truth and Right,” Ensign, tháng Mười Một năm 1997, 38).

Mời học sinh suy ngẫm về cách họ có thể áp dụng điều giảng dạy của Anh Cả Ballard. Mời họ viết trong sổ tay hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư về điều họ sẽ làm để tránh bất cứ hình thức nào của tập đoàn bí mật và điều họ sẽ làm để “kiên quyết bênh vực cho lẽ thật và điều đúng” trong cộng đồng của họ.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Hê La Man 1:1–21. Sụ tranh chấp có sức hủy diệt

Sách Hê La Man kể lại một thời kỳ đại tà ác ở giữa dân Nê Phi. Bọn cướp Ga Đi An Tôn phát triển mạnh, và những người đã trải qua những chu kỳ tà ác, hủy diệt, và hối cải, rồi cuối cùng cũng trở lại với sự tà ác. Nhiều rắc rối phiền toái này bắt đầu với sự tranh chấp, như đã được mô tả trong chương đầu tiên sách Hê La Man. Một số người xem sự tranh chấp là tội lỗi nhỏ. Tuy nhiên, hai lời phát biểu sau đây của các vị tiên tri ngày sau nhấn mạnh đến mức độ nghiêm trọng của tội lỗi này:

Chủ Tịch James E. Faust thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã cảnh báo: “Khi có tranh chấp, thì Thánh Linh của Chúa sẽ bỏ đi, bất kể ai là người có lỗi” (“What I Want My Son to Know before He Leaves on His Mission,” Ensign, tháng Năm năm 1996, 41).

Anh Cả Joseph B. Wirthlin thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ cũng cảnh báo: “Tội tham nhũng, bất lương, xung đột, tranh chấp, và các tệ nạn khác trong thế giới này không phải tình cờ xảy ra ở đây. Các tội lỗi này là bằng chứng về nỗ lực không ngừng của Sa Tan và những người đi theo nó. Nó sử dụng mọi công cụ và thiết bị có sẵn cho nó để lừa dối, gây hoang mang, và làm cho lạc lối” (“Deep Roots,” Ensign, tháng Mười Một năm 1994, 76).

Ngược lại với ảnh hưởng đầy hủy diệt của sự tranh chấp, Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã nhấn mạnh đến tình đoàn kết và sự hòa thuận mà Thánh Linh của Chúa mang lại:

“Nơi nào người ta có Thánh Linh, thì chúng ta có thể kỳ vọng có sự hòa thuận. Thánh Linh đặt chứng ngôn về lẽ thật vào tâm hồn chúng ta, mà kết hợp những người chia sẻ chứng ngôn đó. Thánh Linh của Thượng Đế không bao giờ tạo ra sự tranh chấp (xin xem 3 Nê Phi 11:29). Sự tranh chấp không bao giờ tạo ra những cảm nghĩ về những phân biệt giữa những người cầm đầu sự xung đột (xin xem Joseph F. Smith, Gospel Doctrine, ấn bản lần thứ 13 [1963], 131). Nó dẫn đến sự bình an cá nhân và một cảm nghĩ đoàn kết với những người khác. Nó hợp nhất các tâm hồn. Một gia đình đoàn kết, một Giáo Hội đoàn kết, và một thế giới hòa bình tùy thuộc vào các tâm hồn đoàn kết” (“That We May Be One,” Ensign, tháng Năm năm 1998, 67).