Bài Học 111
Hê La Man 10
Lời Giới Thiệu
Cuộc xử án để xác định ai đã ám sát vị trưởng phán quan kết thúc khi lời tiết lộ của Nê Phi về kẻ giết người đã được xác nhận. Sau khi thoát khỏi hình phạt từ những cáo buộc sai lầm đã nhắm vào mình, Nê Phi bắt đầu đi bộ về nhà. Ông suy ngẫm điều Chúa đã cho ông thấy, và cảm thấy buồn nản vì sự tà ác của dân chúng. Trong lúc đang suy ngẫm và buồn rầu này, ông đã nghe được tiếng nói của Chúa. Chúa ban phước cho ông với quyền năng niêm phong và truyền lệnh cho ông phải tiếp tục thuyết giảng sự hối cải cho dân chúng. Ngay lập tức Nê Phi tuân theo lệnh truyền của Chúa.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
Hê La Man 10:1–11
Nê Phi nhận được quyền năng niêm phong
Nhắc nhở học sinh về điều Nê Phi tiết lộ về vụ giết chết vị trưởng phán quan, đã được ghi lại trong Hê La Man 8–9. Mời học sinh tưởng tượng ra mình đang ở vào vị trí của Nê Phi, chỉ sau khi ông đã tiết lộ là ai đã giết chết vị trưởng phán quan.
-
Các em sẽ cảm thấy như thế nào? Các em sẽ trông mong người khác phản ứng như thế nào?
-
Các em sẽ muốn nói gì với dân chúng?
-
Các em sẽ cảm thấy như thế nào nếu dân chúng làm ngơ với các em và bỏ mặc các em?
Giải thích rằng sau khi đã được minh oan về vụ giết chết vị trưởng phán quan, Nê Phi bắt đầu trở về nhà. Mời một học sinh đọc to Hê La Man 10:1–3 và yêu cầu lớp học tìm kiếm điều Nê Phi đã làm khi ông đi bộ về nhà. Các anh chị em có thể muốn đề nghị nên học sinh đánh dấu các từ suy ngẫm mỗi khi thấy từ đó trong các câu này.
-
Tại sao Nê Phi “buồn nản”?
-
Điều gì đã xảy ra khi Nê Phi đang suy ngẫm? (Tiếng nói của Chúa đến với ông). Sự liên hệ giữa việc suy ngẫm và nhận được mặc khải là gì?
Khi học sinh trả lời, giúp họ nhận ra nguyên tắc sau đây: Suy ngẫm những sự việc của Chúa chuẩn bị cho chúng ta để nhận sự mặc khải. Các anh chị em có thể muốn viết nguyên tắc này lên trên bảng.
Hỏi học sinh xem họ có thể nghĩ về những câu chuyện trong thánh thư hay lịch sử Giáo Hội khi người ta nhận được mặc khải là một kết quả của việc suy ngẫm những sự việc của Chúa. (Những ví dụ gồm có con trai của Lê Hi là Nê Phi, là người đã nhận được một khải tượng sau khi ước muốn được nhìn thấy những điều mà cha của ông đã trông thấy và “đang ngồi suy tư trong lòng” [xin xem 1 Nê Phi 10:17; 11:1]; Joseph Smith, là người nhận được Khải Tượng Thứ Nhất sau khi ông “suy ngẫm mãi” về Gia Cơ 1:5 [xin xem Joseph Smith—Lịch Sử 1:11–17]; và Joseph F. Smith, là người đã nhận được khải tượng về sự cứu chuộc người chết sau khi suy ngẫm và suy nghĩ về những lời của Chúa [xin xem GLGƯ 138:1–6, 11]).
-
Khi nào việc suy ngẫm đã giúp các em nhận được sự mặc khải cá nhân? (Các em có thể muốn đề cập rằng việc nhận được sự mặc khải cá nhân không phải lúc nào cũng ngoạn mục như một số ví dụ trong thánh thư. Những kinh nghiệm về sự mặc khải thường là những giây phút soi sáng bất ngờ, chẳng hạn như khi chúng ta bất ngờ hiểu một điều nào đó mà chúng ta đã từng thấy khó hiểu).
-
Một số lần hoặc tình huống khi suy ngẫm những sự việc của Chúa sẽ đặc biệt thích hợp là gì? (Ví dụ về những lần như vậy gồm có trong lúc và sau lễ Tiệc Thánh, trước và sau những lời cầu nguyện cá nhân và học thánh thư, sau khi xem hoặc nghe đại hội trung ương, trong khi nhịn ăn, trong khi phục vụ trong đền thờ, và trong khi tôn vinh Chúa vào ngày Sa Bát).
Khuyến khích học sinh dành ra thời gian để suy ngẫm thường xuyên. Đề nghị họ nên viết ra những ấn tượng mà họ nhận được khi suy ngẫm.
Để chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học tập kinh nghiệm của Nê Phi, hãy mời họ tưởng tượng rằng những người hàng xóm của họ sẽ đi xa trong một thời gian và cần một người nào đó trông coi nhà cửa và đồ đạc.
-
Các em nghĩ những người hàng xóm của các em sẽ muốn loại người nào để trông coi nhà của họ?
-
Làm thế nào các em có thể cho những người hàng xóm của các em thấy rằng các em đang chuẩn bị để được giao phó cho những trách nhiệm như vậy?
Yêu cầu học sinh đọc thầm Hê La Man 10:4–5, tìm kiếm lý do tại sao Chúa giao phó cho Nê Phi với các phước lành và trách nhiệm lớn lao. (Các em có thể cần phải giải thích rằng sự không biết mệt mỏi có nghĩa là sốt sắng hoặc chuyên cần). Mời học sinh báo cáo điều họ đã tìm thấy.
-
Làm thế nào sự phục vụ không biết mệt mỏi cho thấy rằng Chúa có thể giao phó cho chúng ta các phước lành và trách nhiệm?
-
Việc noi theo gương của Nê Phi là không sợ người khác có thể giúp chúng ta chuẩn bị cho trách nhiệm trong vương quốc của Chúa như thế nào?
-
Cụm từ “ngươi … đã không nghĩ tới mạng sống của mình” có nghĩa là gì đối với các em?
Viết điều sau đây lên trên bảng: Chúa giao phó cho chúng ta các phước lành và trách nhiệm khi chúng ta . … Hỏi học sinh họ sẽ hoàn tất lời phát biểu này như thế nào, dựa trên điều họ đã học được về Nê Phi trong Hê La Man 10:4–5. Một cách học sinh có thể hoàn tất lời phát biểu này là như sau: Chúa giao phó cho chúng ta các phước lành và trách nhiệm khi chúng ta đặt ý muốn của Ngài trước ý muốn của chúng ta. Các anh chị em có thể muốn đề nghị học sinh nên viết lẽ thật này trong quyển thánh thư hoặc trong sổ tay hay nhật ký ghi chép việc học thánh thư của họ.
Mời học sinh suy ngẫm những câu hỏi sau đây và viết câu trả lời của họ cho một trong số các câu hỏi này:
-
Mới đây, các em đã làm gì trong cuộc đời để cho Chúa thấy rằng ý muốn của Ngài là quan trọng hơn ý muốn của các em?
-
Một khía cạnh của cuộc sống các em trong đó các em có thể tìm kiếm ý muốn của Chúa hữu hiệu hơn là gì?
Hãy làm chứng về sự sẵn lòng của Chúa để giao phó cho chúng ta các phước lành càng ngày càng lớn hơn khi chúng ta tìm kiếm ý muốn của Ngài và tuân giữ các giáo lệnh của Ngài.
Mời học sinh đọc thầm Hê La Man 10:5–7, tìm kiếm các phước lành và trách nhiệm Chúa đã ban cho Nê Phi. Trong khi học sinh đang đọc, hãy viết điều sau đây lên trên bảng:
Mời một vài học sinh viết lên bảng, bên cạnh số câu tương ứng, các phước lành Chúa đã ban cho Nê Phi.
Nhấn mạnh rằng một trong các phước lành Chúa đã ban cho Nê Phi là quyền năng niêm phong. Sau đó, viết lẽ thật sau đây lên trên bảng: Quyền năng niêm phong và tháo mở trên thế gian và trên trời. Các anh chị em có thể muốn đề nghị học sinh nên viết lẽ thật này trong quyển thánh thư của họ bên cạnh Hê La Man 10:7.
Hỏi học sinh xem họ có biết những người nào khác ngoài Hê La Man đã được ban cho quyền năng niêm phong không. Sau khi học sinh trả lời, các anh chị em có thể mời họ tham khảo chéo Hê La Man 10:7 với các câu thánh thư sau đây: 1 Các Vua 17:1 (Ê Li); Ma Thi Ơ 16:15–19 (Phi E Rơ); Giáo Lý và Giao Ước 132:46 (Joseph Smith).
Giải thích rằng các chìa khóa của quyền năng này ngày nay được Vị Chủ Tịch của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô nắm giữ. Giống như Nê Phi, Các Vị Chủ Tịch của Giáo Hội đã phục vụ một cách không mệt mỏi và cho thấy rằng Chúa có thể giao phó cho họ các phước lành và trách nhiệm lớn lao. Chúng ta thường nói đến quyền năng niêm phong có liên quan với lễ gắn bó gia đình qua các giáo lễ đền thờ.
Để giúp học sinh hiểu rõ hơn về quyền năng niêm phong, hãy mời một học sinh đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Russell M. Nelson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:
“Các đền thờ, giáo lễ, giao ước, lễ thiên ân và lễ gắn bó đã được phục hồi, chính xác như đã được tiên tri. Các giáo lễ của đền thờ cung ứng sự hòa giải với Chúa và gắn bó gia đình với nhau vĩnh viễn. Việc tuân theo các giao ước thiêng liêng được lập trong đền thờ làm cho chúng ta hội đủ điều kiện nhận được cuộc sống vĩnh cửu—ân tứ vĩ đại nhất của Thượng Đế ban cho loài người” (“Chuẩn Bị cho Các Phước Lành của Đền Thờ,” Ensign, tháng Mười năm 2010, 42).
-
Trong những cách nào các em đã được ban phước với sự hiểu biết rằng gia đình có thể được đoàn tụ vĩnh viễn?
-
Làm thế nào các em có thể tìm kiếm các phước lành của quyền năng niêm phong trong tương lai? (Những câu trả lời có thể bao gồm việc học sinh có thể chuẩn bị cho lễ hôn phối trong đền thờ và họ có thể làm công việc đền thờ và lịch sử gia đình bây giờ mà sẽ cho phép họ được làm lễ gắn bó với tổ tiên đã qua đời của họ).
Chia sẻ những cảm nghĩ của các anh chị em về các phước lành của quyền năng niêm phong và tầm quan trọng của việc nhận được các giáo lễ gắn bó trong đền thờ.
Hê La Man 10:12–19
Nê Phi tuân theo lệnh truyền của Chúa để thuyết giảng sự hối cải cho dân chúng
Hỏi học sinh xem họ có từng trì hoãn làm một việc mà họ đã được yêu cầu để làm không. (Các ví dụ có thể gồm có việc trì hoãn hoàn tất một công việc vặt trong nhà hoặc một bài tập ở trường học hoặc nơi sở làm).
-
Chúng ta có thể gửi thông điệp nào cho người khác khi chúng ta trì hoãn làm điều họ yêu cầu chúng ta làm?
Mời một học sinh đọc to Hê La Man 10:11–12. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm cách Nê Phi đáp ứng khi Chúa truyền lệnh cho ông phải thuyết giảng sự hối cải cho dân chúng.
-
Chúng ta cho Chúa thấy điều gì khi chúng ta đáp ứng một cách nhanh chóng lời khuyên dạy và lệnh truyền của Ngài?
Mời một học sinh đọc to Hê La Man 10:13–14. Sau đó yêu cầu một học sinh khác đọc to Hê La Man 10:15–17.
-
Tấm gương của Nê Phi trong những câu này dạy cho chúng ta biết điều gì?
-
Chúa đã giúp Nê Phi như thế nào?
Giúp học sinh thấy rằng vì lòng trung tín của Nê Phi, nên Chúa đã bảo vệ và ban phước cho ông với quyền năng lớn lao. Nê Phi đã quyết tâm hoàn thành sứ mệnh Chúa đã ban cho ông.
-
Làm thế nào các em có thể cho thấy quyết tâm của mình để phục vụ Chúa?
Khuyến khích học sinh tìm kiếm những cách để đặt ý muốn của Chúa trước ý muốn của họ và nhanh chóng vâng lời. Làm chứng về các phước lành sẽ đến khi chúng ta vâng lời Chúa.