Bài Học 115
Hê La Man 15–16
Lời Giới Thiệu
Sa Mu Ên người La Man cảnh báo dân Nê Phi rằng nếu họ không hối cải thì họ sẽ bị hủy diệt. Ông rao truyền rằng Chúa sẽ kéo dài những ngày của dân La Man, là những người đã trở nên ngay chính hơn dân Nê Phi. Một số dân Nê Phi đã tin lời dạy của Sa Mu Ên và được Nê Phi làm phép báp têm. Những người không tin Sa Mu Ên đã cố gắng giết ông. Nhưng Sa Mu Ên đã được quyền năng của Thượng Đế bảo vệ, và ông đã trở về xứ của mình.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
Hê La Man 15
Sa Mu Ên cảnh báo dân Nê Phi và giải thích cách dân La Man đã trở thành một dân tộc có triển vọng
Đọc to phần mô tả sau đây:
Một thanh niên được nuôi dạy bởi cha mẹ không phải tín hữu của Giáo Hội và đã không nhấn mạnh đến những lời dạy của Chúa Giê Su Ky Tô. Họ cho phép cậu ta uống rượu, cậu ta tiếp tục lối thực hành đó ở đại học. Sau đó, cậu ta đã gặp những người truyền giáo Thánh Hữu Ngày Sau. Sau khi gặp gỡ những người truyền giáo một vài lần, cậu ta cam kết bỏ rượu. Một vài ngày sau, cậu ta đang ở với một nhóm bạn bè. Họ đưa cho cậu ta một thức uống có rượu.
Một thanh niên khác lớn lên trong một gia đình Thánh Hữu Ngày Sau. Cha mẹ của cậu ta đã tổ chức buổi họp tối gia đình và học hỏi thánh thư chung gia đình. Cậu ta đã phát triển một thói quen học thánh thư hàng ngày và cầu nguyện cá nhân. Cậu ta tham dự Hội Thiếu Nhi, phục vụ trong các nhóm túc số Chức Tư Tế A Rôn, và tốt nghiệp lớp giáo lý, đạt được sự hiểu biết về các giáo lệnh và đường lối của Chúa. Trong khi theo học đại học, cậu ta đã phát triển tình bạn mới. Một buổi tối nọ, một người bạn đưa cho cậu ta một thức uống có rượu.
-
Việc chấp nhận thức uống có rượu là một việc làm sai trái nghiêm trọng hơn đối với người thanh niên thứ nhất hay là người thứ hai? Tại sao đúng và tại sao không?
Viết câu sau đây lên trên bảng:
Mời học sinh đọc thầm các đoạn thánh thư được liệt kê ở trên bảng. (Trước khi họ đọc, các anh chị em có thể muốn hướng sự chú ý của họ đến từ một cách thận trọng trong Hê La Man 15:5. Làm một điều gì đó một cách thận trọng có nghĩa là hành động hết sức cẩn thận). Yêu cầu học sinh viết hai câu—một câu tóm lược trạng thái thuộc linh của dân Nê Phi và một câu khác tóm lược trạng thái thuộc linh của dân La Man. Sau khi đã cho học sinh đủ thời gian để làm điều đó, hãy hỏi:
-
Trong số hai thanh niên chúng ta đã thảo luận ở phần đầu của bài học này, cậu thanh niên nào giống với dân Nê Phi được mô tả trong các câu này? Cậu thanh niên nào giống như dân La Man?;
-
Mặc dù dân La Man đã có một lịch sử tà ác lâu dài nhưng tại sao họ có thể nhận được rất nhiều phước lành vậy?
-
Tại sao dân Nê Phi có nguy cơ bị hủy diệt?
-
Làm thế nào sự sửa phạt của Chúa là một dấu hiệu về tình yêu thương của Ngài? (Các anh chị em có thể cần phải giải thích rằng từ sửa phạt có nghĩa là sửa chỉnh một người nào đó qua loại hình phạt hay đau khổ nào đó).
Viết câu sau đây lên trên bảng:
Yêu cầu học sinh đọc thầm Hê La Man 15:7, tìm kiếm cách họ có thể hoàn tất lời phát biểu ở trên bảng. Sau khi đã cho học sinh đủ thời gian để làm điều đó, hãy hỏi một vài học sinh là họ sẽ hoàn tất lời phát biểu đó như thế nào. (Ví dụ, học sinh có thể nói nguyên tắc sau đây: Khi dân chúng biết được lẽ thật và tin vào thánh thư, thì họ được dẫn dắt đến đức tin và sự hối cải, mà mang lại một sự thay đổi trong lòng).
Mời một học sinh đọc to Hê La Man 15:8. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm phần mô tả của Sa Mu Ên về dân La Man là những người đã có được một sự thay đổi trong lòng. (Họ “rất vững chắc và kiên trì trong đức tin.”)
Cho học sinh thời gian để suy ngẫm xem việc nghiên cứu thánh thư có dẫn họ đến việc có được đức tin lớn hơn nơi Chúa không. Cũng yêu cầu họ suy ngẫm xem điều này có dẫn họ đến việc được vững chắc và kiên trì trong đức tin không. Hãy cân nhắc việc mời một hoặc hai học sinh để giải thích việc học hỏi thánh thư đã gia tăng đức tin của họ như thế nào nơi Chúa Giê Su Ky Tô.
Thu hút sự chú ý của học sinh đến Hê La Man 15:9–17. Giải thích rằng trong những câu này, từ các người ám chỉ dân Nê Phi và những từ họ ám chỉ dân La Man. Đọc to những câu này cho lớp học nghe, ngừng lại khi cần thiết để đưa ra những lời giải thích hay trả lời các câu hỏi. Sau đó cho học sinh thời gian để nhìn vào những câu này một lần nữa và viết một câu có truyền đạt một lẽ thật được giảng dạy trong các câu này.
Mời một vài học sinh đọc điều họ đã viết. Trong số các lẽ thật khác, học sinh có thể viết một điều gì đó giống như sau: Nếu dân chúng trở nên không tin sau khi đã nhận được phúc âm trọn vẹn, thì họ sẽ nhận sự đoán phạt lớn hơn. Các anh chị em có thể muốn đề nghị học sinh nên viết lẽ thật này trong quyển thánh thư của họ bên cạnh Hê La Man 15:9–17.
Khi học sinh thảo luận lẽ thật này, hãy nhấn mạnh đến các phước lành lớn lao đến từ sự hiểu biết và sống theo phúc âm bây giờ. Những lời dạy của Sa Mu Ên không miễn cho một tín hữu mới của Giáo Hội trong việc phạm tội. Những lời dạy này cũng không có nghĩa là chúng ta có thể thoát khỏi trách nhiệm giải trình và sự đoán phạt bằng cách từ chối học hỏi phúc âm. Mặc dù đúng là việc có được sự hiểu biết về phúc âm dẫn đến việc có nhiều trách nhiệm giải trình hơn nếu chúng ta làm một điều gì đó sai quấy, nhưng nó cũng dẫn đến sức mạnh lớn hơn trong các nỗ lực của chúng ta để làm điều đúng. Và khi chúng ta tuân theo ý muốn của Thượng Đế và giúp người khác làm theo như vậy, thì Ngài ban phước cho chúng ta với sự bình an và hạnh phúc mà chúng ta không thể nhận được trong bất cứ cách nào khác.
Hê La Man 16
Những người tin Sa Mu Ên hối cải và chịu phép báp têm trong khi những người khác cứng lòng.
Trưng bày một tấm hình của Vị Chủ tịch hiện tại của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô. Yêu cầu học sinh mô tả những cách khác nhau mà họ đã thấy những người (ở bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội) phản ứng với các sứ điệp của vị tiên tri.
Yêu cầu một nửa lớp học đọc thầm Hê La Man 16:1–5, tìm kiếm các hành động của những người đã tin vào sứ điệp của Sa Mu Ên. Yêu cầu phân nửa kia của lớp học đọc thầm Hê La Man 16:2–3, 6–7, tìm kiếm các hành động của những người không tin vào sứ điệp của Sa Mu Ên. (Các anh chị em có thể muốn viết những đoạn tham khảo thánh thư trên bảng). Mời một vài học sinh báo cáo về những gì họ đã học được.
-
Các em nghĩ tại sao người ta phản ứng với các vị tiên tri và các sứ điệp của họ theo những cách khác nhau như vậy?
-
Các em nghĩ tại sao một số người trở nên tức giận khi các vị tiên tri đưa ra lời khuyên bảo như những lời trong cuốn sách nhỏ Cổ Vũ cho Sức Mạnh của Giới Trẻ ?
Mời một học sinh đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Ezra Taft Benson:
“Khi vị tiên tri nêu ra những tội lỗi của thế gian, thì thế gian, thay vì hối cải tội lỗi của mình, lại muốn làm cho vị tiên tri ngậm miệng hoặc hành động như thể vị tiên tri không hiện hữu. Việc được dân chúng mến mộ không bao giờ là một dấu chỉ về lẽ thật cả. Nhiều vị tiên tri đã bị giết chết hoặc bị đuổi đi. Khi chúng ta đến gần ngày tái lâm của Chúa hơn, các anh chị em có thể kỳ vọng rằng vì dân chúng trên thế gian trở nên tà ác hơn, nên vị tiên tri sẽ được họ ít mến mộ hơn” (The Teachings of Ezra Taft Benson [1988], 133).
-
Một số ví dụ nào về những người tuân theo lời khuyên bảo của các vị tiên tri mặc dù những người khác bác bỏ lời khuyên bảo đó?
Yêu cầu học sinh đóng lại quyển thánh thư của họ. Yêu cầu một học sinh mở ra quyển thánh thư của em ấy và đọc Hê La Man 16:13–14 trong khi các học sinh khác lắng nghe. Hỏi lớp học là họ nghĩ những người không tin sẽ đáp ứng như thế nào với những điềm triệu và sự hiện đến này.
Yêu cầu học sinh mở ra quyển thánh thư của họ và dò theo trong khi các anh chị em đọc Hê La Man 16:15–16 cho họ nghe. Sau đó yêu cầu họ tưởng tượng ra rằng họ đã được phép nói chuyện với những người đang ở Gia Ra Hem La vào lúc các điềm triệu được ban cho. Mời họ suy nghĩ về những câu hỏi mà họ muốn hỏi một người tin hay một người không tin. Sau khi học sinh đã có thời gian để suy nghĩ về những câu hỏi đó, hãy yêu cầu một vài người trong số họ chia sẻ những câu hỏi của họ với lớp học.
Mời học sinh suy ngẫm câu hỏi sau đây mà không trả lời thành tiếng:
-
Nếu các em đã ở đó và chứng kiến những điềm triệu và những điều kỳ diệu, thì các em nghĩ mình đã đáp ứng như thế nào?
Khi học sinh đã có thời gian để suy ngẫm, hãy hỏi:
-
Theo Hê La Man 16:16, tại sao một số người bác bỏ sự ứng nghiệm của những lời tiên tri của các vị tiên tri, kể cả các điềm triệm từ thiên thượng?
Cho học sinh một vài phút để đọc thầm Hê La Man 16:17–21, và tìm kiếm thêm những lời bào chữa mà những kẻ bất chính đưa ra vì không tin những lời tiên tri của Sa Mu Ên. Yêu cầu một vài học sinh cho biết họ đã nhận ra những lời bào chữa nào trong các câu này.
-
Các em nghĩ những lời bào chữa hoặc lập luận nào chống lại các vị tiên tri là phổ biến nhất trong thời kỳ của chúng ta?
Mời một học sinh đọc to Hê La Man 16:22–23, và yêu cầu lớp học tìm kiếm điều đã xảy ra khi nhiều người vẫn tiếp tục làm ngơ đối với những lời cảnh báo của Sa Mu Ên. Mời học sinh báo cáo điều họ tìm ra.
-
Điều gì sẽ xảy ra cho chúng ta nếu chúng ta bác bỏ các vị tiên tri ngày sau của Chúa?
Khi học sinh trả lời, hãy nhấn mạnh nguyên tắc sau đây: Khi chúng ta bác bỏ các nhân chứng của Chúa, thì chúng ta cho phép Sa Tan ảnh hưởng đến tâm hồn chúng ta. (Các anh chị em có thể muốn viết nguyên tắc này lên trên bảng).
Để kết thúc bài học hôm nay, hãy mời một học sinh đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn. Yêu cầu lớp học còn lại lắng nghe điều chúng ta đang thực sự lựa chọn khi chúng ta bác bỏ lời khuyên bảo từ Thượng Đế, nhiều lời trong số đó đến qua các vị tiên tri ngày sau:
“Khi chúng ta bác bỏ lời khuyên bảo mà đến từ Thượng Đế, thì chúng ta không chọn để được độc lập với ảnh hưởng bên ngoài. Chúng ta lựa chọn một ảnh hưởng khác. Chúng ta từ chối sự bảo vệ của Cha Thiên Thượng nhân từ, toàn năng, toàn tri một cách hoàn hảo, là Đấng có mục đích trọn vẹn, cũng như Con Trai Yêu Dấu của Ngài, là để ban cho chúng ta cuộc sống vĩnh cửu, ban cho chúng ta tất cả những gì Ngài có, và để mang chúng ta về nhà một lần nữa với gia đình trong vòng tay yêu thương của Ngài. Khi bác bỏ lời khuyên bảo của Ngài, chúng ta chọn ảnh hưởng của một quyền năng khác, mà mục đích của quyền năng này là để làm cho chúng ta đau khổ và động lực là thù hận. Chúng ta có quyền tự quyết về mặt đạo đức như là một ân tứ của Thượng Đế. Thay vì quyền chọn để được tự do khỏi ảnh hưởng, đó là quyền không thể chuyển nhượng để chịu phục tùng bất cứ quyền năng nào trong số các quyền năng mà chúng ta chọn” (“Finding Safety in Counsel,” Ensign, tháng Năm năm 1997, 25).
-
Theo Chủ tịch Eyring, điều gì chúng ta thực sự lựa chọn nếu chúng ta bác bỏ lời khuyên bảo của Thượng Đế và các vị tiên tri của Ngài?
Mời học sinh yên lặng xem xét xem họ có cứng lòng trong bất cứ cách nào chống lại lời khuyên bảo mà Thượng Đế đã ban cho qua các vị tiên tri và các sứ đồ. Khuyến khích họ nên vững chắc và kiên trì trong việc sống theo phúc âm và lưu tâm đến lời khuyên dạy của Chúa từ các vị tiên tri của Ngài. Làm chứng về các lẽ thật các em đã thảo luận trong bài học này.
Xem Lại Sách Hê La Man
Hãy dành ra thời gian để giúp học sinh xem lại sách Hê La Man. Yêu cầu họ suy nghĩ về điều họ đã học được từ sách này, cả trong lớp giáo lý lẫn trong việc học hỏi thánh thư riêng của họ. Mời họ xem nhanh lại một số chương tóm lược trong Hê La Man để giúp họ nhớ lại. Yêu cầu một vài học sinh chia sẻ một điều gì đó từ Hê La Man mà đang soi dẫn cho họ hoặc đã giúp họ có được đức tin lớn hơn nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Sau khi có đủ thời giờ, hãy yêu cầu vài học sinh chia sẻ những ý nghĩ và cảm nghĩ của họ.