Thư Viện
Bài học 153: Mô Rô Ni 4–5


Bài Học 153

Mô Rô Ni 4–5

Lời Giới Thiệu

Mô Rô Ni ghi lại những chỉ dẫn của Đấng Cứu Rỗi cho dân Nê Phi liên quan đến việc thực hiện Tiệc Thánh, kể cả những lời cầu nguyện mà những người nắm giữ chức tư tế phải sử dụng trong việc ban phước lành bánh và rượu.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Mô Rô Ni 4–5

Mô Rô Ni giải thích cách Tiệc Thánh phải được thực hiện

Nếu có thể, hãy trưng bày một khay bánh Tiệc Thánh và một khay nước Tiệc Thánh. (Mặc dù có thể là điều thích hợp để trưng bày những vật này, nhưng các anh chị em không nên cố gắng bắt chước thực hiện giáo lễ Tiệc Thánh bằng bất cứ cách nào). Đưa cho học sinh một tờ giấy và yêu cầu họ viết xuống một trong những lời cầu nguyện Tiệc Thánh từ trí nhớ, với hết khả năng của họ. Sau khi học sinh đã có đủ thời gian, hãy giải thích rằng là một phần biên sử của mình, Mô Rô Ni gồm vào những lời cầu nguyện này như được Chúa ban cho để thực hiện Tiệc Thánh. Hãy yêu cầu họ giở đến Mô Rô Ni 4:3 hoặc Mô Rô Ni 5:2 và kiểm tra những câu trả lời của họ. Rồi sau đó hỏi:

  • Nếu một người bạn thuộc một tôn giáo khác đã quyết định tham dự lễ Tiệc Thánh với các em, các em sẽ giải thích ý nghĩa của Tiệc Thánh và tầm quan trọng của Tiệc Thánh đối với các em như thế nào?

Để giúp học sinh hiểu được một trong các mục đích của Tiệc Thánh, hãy mời một học sinh đọc to Mô Rô Ni 4:1–3 và một học sinh khác đọc to Mô Rô Ni 5:1–2. Mời học sinh nhận ra các cụm từ trong Mô Rô Ni 4:3Mô Rô Ni 5:2 để giải thích bánh và Tiệc Thánh biểu tượng cho điều gì. Các anh chị em có thể muốn đề nghị các học sinh nên đánh dấu những cụm từ này trong thánh thư của họ. (Các anh chị em có thể muốn nhắc nhở lớp học rằng ngày nay Giáo Hội sử dụng nước trong Tiệc Thánh thay vì rượu, như đã được cho phép bởi một điều mặc khải ban cho Joseph Smith [xin xem GLGƯ 27:2]).

  • Bánh tượng trưng cho điều gì? (Thể xác của Chúa Giê Su Ky Tô. Xin xem Ma Thi Ơ 26:26; 3 Nê Phi 18:6–7).

  • Nước tượng trưng cho điều gì? (Máu của Chúa Giê Su Ky Tô. Xin xem Ma Thi Ơ 26:27–28; 3 Nê Phi 18:8–11).

  • Tại sao thể xác và máu của Đấng Cứu Rỗi lại quan trọng đối với chúng ta? (Khi học sinh trả lời câu hỏi này, họ nên đề cập đến nỗi đau thể xác và cái chết của Đấng Cứu Rỗi trên cây thập tự. Họ nên đề cập đến Sự Phục Sinh của Ngài, khi thể xác của Ngài được tái hợp với linh hồn của Ngài trong ba ngày sau khi Ngài tự chấp nhận cái chết. Họ cũng nên đề cập đến nỗi đau khổ mãnh liệt về phần thuộc linh và đau đớn khi Ngài tự mang lấy tội lỗi của chúng ta, khiến cho Ngài rướm máu từ mỗi lỗ chân lông. Nhờ Ngài chịu chết về phần thể xác nên tất cả mọi người sẽ được phục sinh. Nhờ Ngài chịu thống khổ vì tội lỗi của chúng ta, nên chúng ta có thể được tha thứ tội lỗi của mình khi hối cải).

Viết câu phát biểu dang dở sau đây: Các biểu tượng của Tiệc Thánh giúp chúng ta nhớ rằng … Hỏi học sinh là họ sẽ tóm tắt mục đích quan trọng này của Tiệc Thánh như thế nào. Sau đó hoàn tất lẽ thật trên bảng như sau: Các biểu tượng của Tiệc Thánh giúp chúng ta ghi nhớ Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.

Mời học sinh suy ngẫm câu hỏi dưới đây của Anh Cả David B. Haight thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

Anh Cả David B. Haight

“Với tư cách là tín hữu của Giáo Hội, chúng ta đang làm như thế nào trong việc nhớ tới Chúa và Đấng Cứu Rỗi, sự hy sinh của Ngài, và sự mang ơn của chúng ta đối với Ngài?” (“Remembering the Savior’s Atonement,” Ensign, tháng Tư năm 1988, 7).

  • Chúng ta có thể làm gì để tập trung vào việc ghi nhớ Sự Chuộc Tội trong Tiệc Thánh?

  • Các em đã trải nghiệm được điều gì khi đã chân thành suy ngẫm về Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi trong Tiệc Thánh?

Sau khi học sinh chia sẻ những hiểu biết sâu xa của họ, hãy mời họ viết trong sổ tay hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư một cách mà họ có thể tập trung ý nghĩ về Sự Chuộc Tội trong cơ hội lần tới của họ để dự phần Tiệc Thánh. (Các anh chị em có thể muốn mời một vài học sinh chia sẻ điều họ đã viết).

Để giúp học sinh hiểu được các mục đích khác của Tiệc Thánh, hãy vẽ biểu đồ sau đây lên trên bảng trước khi lớp học bắt đầu, xóa những câu trả lời trong ngoặc. Mời học sinh sao chép biểu đồ trong sổ tay hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư.

Tôi giao ước làm điều gì

Tôi nghĩ việc giữ phần này của giao ước của tôi có nghĩa là gì

Tôi có thể làm điều gì để giữ phần này của giao ước của tôi

  1. (Hãy sẵn lòng mang danh của Chúa)

  1. (Luôn tưởng nhớ đến Ngài)

  1. (Tuân giữ các lệnh truyền của Ngài)

Nhắc nhở học sinh rằng khi chúng ta dự phần Tiệc Thánh, chúng ta lập các giao ước, hay là những thỏa thuận thiêng liêng, với Thượng Đế. Mời các học sinh đọc thầm Mô Rô Ni 4:3. Trong cột đầu tiên của biểu đồ, hãy yêu cầu họ viết ba lời hứa mà họ lập khi dự phần Tiệc Thánh. Yêu cầu họ kiểm lại những câu trả lời của họ với một người nào đó ngồi gần họ. Sau đó mời mỗi học sinh điền vào cột thứ hai. Sau khi đủ thời gian, mời một vài học sinh chia sẻ điều họ đã viết. Khi học sinh chia sẻ điều họ đã viết, hãy sử dụng một số hoặc tất cả tài liệu sau đây để giúp họ gia tăng sự hiểu biết về mỗi phần của giao ước.

Để giúp học sinh gia tăng sự hiểu biết về việc tự mang danh của Chúa Giê Su Ky Tô có ý nghĩa gì, hãy mời một học sinh đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn:

Chủ Tịch Henry B. Eyring

“Chúng ta hứa sẽ mang danh Ngài. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải xem bản thân mình giống như bản thân Ngài. Chúng ta sẽ đặt Ngài trước hết trong cuộc sống của mình. Chúng ta sẽ muốn điều Ngài muốn hơn là điều chúng ta muốn hoặc điều thế gian dạy chúng ta phải muốn” (“That We May Be One,” Ensign, tháng Năm năm 1998, 67).

Giải thích rằng khi chúng ta chứng kiến sự sẵn lòng của mình để mang lấy danh của Chúa Giê Su Ky Tô, thì chúng ta cam kết để sống với tư cách là các môn đồ của Ngài. Chúng ta hứa rằng sẽ không làm xấu hổ hay làm ô danh Ngài. Chúng ta cam kết phục vụ Ngài và đồng bào của mình. Chúng ta cũng cho thấy sự sẵn lòng để được gắn bó với Ngài và Giáo Hội của Ngài.

  • Các em đã cố gắng để cho thấy rằng mình sẵn lòng để mang danh của Chúa như thế nào? Điều này có ảnh hưởng gì trong cuộc sống của các em?

Mời học sinh so sánh lời ban phước lành bánh trong Mô Rô Ni 4:3 với lời ban phước lành rượu trong Mô Rô Ni 5:2. Hỏi họ những điểm khác biệt và tương đồng họ nhận thấy. Hãy nêu lên rằng lời hứa “luôn luôn tưởng nhớ tới Ngài” đều nằm trong cả hai lời cầu nguyện.

  • Các em nghĩ “luôn luôn tưởng nhớ tới Ngài” có nghĩa là gì?

Mời một học sinh đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ: Yêu cầu lớp học lắng nghe và nhận ra điều chúng ta có thể làm để giúp chúng ta luôn luôn tưởng nhớ tới Đấng Cứu Rỗi.

Anh Cả D. Todd Christofferson

“Chúng ta cần phải đặt lên trước những điều mà làm cho chúng ta có thể luôn luôn tưởng nhớ tới Ngài—thường xuyên cầu nguyện và nghiên cứu thánh thư, nghiêm túc học hỏi những lời giảng dạy của các sứ đồ, chuẩn bị hằng tuần dự phần Tiệc Thánh một cách xứng đáng, thờ phượng trong ngày Chủ Nhật, cũng như ghi chép cùng ghi nhớ điều mà Thánh Linh và kinh nghiệm dạy chúng ta về vai trò môn đồ.

“Những điều khác có thể đến với tâm trí của các anh chị em và đặc biệt phù hợp với cá nhân của các anh chị em vào thời điểm này trong cuộc sống của các anh chị em. …

“… Tôi có thể làm chứng rằng với thời gian, ước muốn và khả năng của chúng ta để luôn luôn tưởng nhớ và tuân theo Đấng Cứu Rỗi rồi sẽ gia tăng. Chúng ta nên kiên nhẫn cố gắng hướng tới mục tiêu đó và luôn luôn cầu nguyện để có sự phân biệt và giúp đỡ thiêng liêng mà chúng ta cần” (“Để Luôn Luôn Tưởng Nhớ tới Ngài,” Ensign, tháng Tư năm 2011, 51).

  • Các em đã làm gì để “luôn luôn tưởng nhớ tới Ngài”?

  • Việc luôn luôn tưởng nhớ tới Đấng Cứu Rỗi giúp chúng ta tuân giữ các phần khác của giao ước chúng ta như thế nào?

  • Tại sao các em nghĩ rằng là điều quan trọng để chúng ta dự phần Tiệc Thánh mỗi tuần?

Để nhấn mạnh lời hứa của chúng ta để tuân giữ các lệnh truyền, hãy mời một học sinh đọc lời phát biểu sau đây từ sách Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ:

“Cha Thiên Thượng đã ban cho các em quyền tự quyết, khả năng để lựa chọn giữa điều đúng với điều sai và để tự ý hành động. Tiếp theo cuộc sống được ban cho, thì quyền để chọn hướng đi trong cuộc sống của các em là một trong số các ân tứ vĩ đại nhất dành cho các em. Trong khi hiện diện nơi đây trên thế gian, các em được thử thách để xem các em sẽ sử dụng quyền tự quyết của mình để biểu lộ tình yêu mến đối với Thượng Đế bằng cách tuân giữ các giáo lệnh của Ngài hay không” (Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ [2011], 2).

  • Các em làm gì mỗi ngày để tự giúp mình tuân giữ các lệnh truyền của Thượng Đế?

Sau khi học sinh đã thảo luận về những lời hứa chúng ta lập lại qua Tiệc Thánh mỗi tuần, hãy yêu cầu họ viết trong cột thứ ba của biểu đồ một điều họ sẽ làm trong tuần lễ để tuân giữ mỗi phần của giao ước tốt hơn. Mời họ chia sẻ ý kiến (nhưng hãy chắc chắn rằng họ hiểu là họ không nên chia sẻ bất cứ điều gì quá cá nhân hoặc riêng tư).

Giải thích rằng khi tuân giữ các giao ước chúng ta lập với Chúa, Ngài hứa sẽ ban phước cho chúng ta (xin xem GLGƯ 82:10). Mời học sinh tra cứu Mô Rô Ni 4:3Mô Rô Ni 5:2, tìm kiếm điều Chúa hứa với chúng ta nếu tuân giữ các lời hứa chúng ta lập khi dự phần Tiệc Thánh. Viết lời phát biểu dở dang sau đây lên trên bảng dưới biểu đồ: Khi chúng ta trung thành tuân giữ giao ước của Tiệc Thánh … Mời học sinh hoàn tất lời phát biểu ở trên bảng dựa vào điều họ đã học được từ Mô Rô Ni 4:3Mô Rô Ni 5:2. (Một cách để hoàn tất lời phát biểu này có thể như sau: Khi trung thành tuân giữ giao ước của Tiệc Thánh, chúng ta có thể luôn được Thánh Linh của Chúa ở cùng chúng ta).

  • Lời hứa rằng Thánh Linh có thể luôn ở cùng với chúng ta có đáng bõ công của chúng ta để tuân giữ giao ước này như thế nào?

Hãy mời một học sinh đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ: Yêu cầu lớp học lắng nghe điều Thánh Linh có thể làm cho chúng ta.

Anh Cả David A. Bednar

“Thánh Linh của Chúa có thể là Đấng hướng dẫn của chúng ta và sẽ ban phước cho chúng ta với sự hướng dẫn, chỉ dẫn và bảo vệ thuộc linh trong cuộc sống hữu diệt của chúng ta” (“Để Chúng Ta Có Thể Luôn Được Thánh Linh của Ngài Ở cùng Chúng Ta,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2006, 31).

  • Các em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ dẫn, chỉ dạy hoặc bảo vệ nhờ vào sự đồng hành của Đức Thánh Linh là khi nào? (Ngoài việc yêu cầu học sinh chia sẻ kinh nghiệm, các anh chị em có thể muốn chia sẻ một kinh nghiệm của riêng mình).

  • Mỗi tuần trong Tiệc Thánh, chúng ta có cơ hội để xem xét mức độ nghiêm chỉnh chúng ta đang tuân giữ giao ước được mô tả trong những lời cầu nguyện Tiệc Thánh như thế nào. Làm thế nào điều này có thể giúp chúng ta trong các nỗ lực của mình để luôn luôn có được Thánh Linh ở cùng chúng ta?

  • Khi các em suy ngẫm về điều đã học được ngày hôm nay về việc dự phần Tiệc Thánh, thì phần nào của những lời cầu nguyện Tiệc Thánh có ý nghĩa đặc biệt đối với các em? Tại sao?

Khuyến khích học sinh suy ngẫm về Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi khi họ dự phần Tiệc Thánh. Mời họ xem lại biểu đồ của họ và tiếp tục theo dõi những ý kiến của họ để tuân giữ giao ước Tiệc Thánh một cách trọn vẹn hơn. Nhắc nhở học sinh về lời hứa của Chúa đối với chúng ta khi tuân giữ giao ước này: chúng ta sẽ luôn luôn có Thánh Linh của Ngài ở cùng chúng ta. Làm chứng về các phước lành đó sẽ đến với cuộc sống của chúng ta khi chúng ta ghi nhớ và tuân giữ giao ước chúng ta lập mỗi tuần khi dự phần Tiệc Thánh.

biểu tượng thông thạo thánh thưÔn Lại Phần Thông Thạo Thánh Thư

Các anh chị em có thể muốn đưa vào lịch trình một bài kiểm tra thông thạo thánh thư hoặc sinh hoạt ôn lại cuối cùng để giúp học sinh củng cố khả năng thông thạo các đoạn trong Sách Mặc Môn đã được chọn ra. Quyết định cách các anh chị em muốn kiểm tra sự hiểu biết của họ, và hoạch định một sinh hoạt phù hợp với mục đích đó. Các anh chị em có thể tạo ra một bài kiểm tra so sao cho phù hợp hoặc điền vào chỗ trống với những đoạn tham khảo và các từ chính hoặc các tình huống, hoặc các anh chị em có thể kiểm tra các học sinh về khả năng thuộc lòng một số đoạn nào đó giỏi như thế nào. Một cách khác là chỉ định mỗi học sinh giảng dạy một bài học ngắn hoặc đưa ra một bài nói chuyện bằng cách sử dụng các đoạn thánh thư thông thạo làm nguồn tài liệu chính. Dù các anh chị em quyết định cách nào để đưa ra một kinh nghiệm kết luận với những đoạn thánh thư thông thạo, thì cũng cho học sinh thời gian để nghiên cứu và chuẩn bị. Thời gian của bài học hôm nay có thể cung cấp thời giờ để bắt đầu phần chuẩn bị này.