Thư Viện
Tự Học Ở Nhà Đơn Vị 31


Bài Học Tự Học ở Nhà

Ê The 13Mô Rô Ni 7:19 (Đơn Vị 31)

Tài Liệu Chuẩn Bị dành cho Giảng Viên Chương Trình Lớp Giáo Lý Tự Học ở Nhà

Tóm Lược Các Bài Học Tự Học ở Nhà Hằng Ngày

Phần tóm lược sau đây về các giáo lý và nguyên tắc mà học sinh đã học trong khi họ nghiên cứu Ê The 13Mô Rô Ni 7:19 (đơn vị 31) không nhằm mục đích được giảng dạy như là một phần bài học của các anh chị em. Bài học các anh chị em giảng dạy chỉ tập trung vào một số ít giáo lý và nguyên tắc này. Tuân theo những thúc giục của Đức Thánh Linh trong khi các anh chị em cân nhắc các nhu cầu của học sinh.

Ngày 1 (Ê The 13–15)

Dân Gia Rết khước từ tiên tri Ê The và khăng khăng trong sự bất chính và chiến tranh cho đến khi cuối cùng họ hủy diệt lẫn nhau. Từ truyện ký này, các học sinh biết được rằng nếu chúng ta bác bỏ những lời cảnh cáo của Chúa phải hối cải, thì Thánh Linh của Ngài rút lui và Sa Tan giành được quyền hành đối với tâm hồn chúng ta. Các học sinh cũng có thể thấy rằng sự tức giận và trả thù dẫn chúng ta đến việc chọn những điều làm tổn thương bản thân mình và người khác. Trong truyện ký của ông về sự hủy diệt của dân Gia Rết, Mô Rô Ni đã cho độc giả của mình có được hy vọng bằng cách tuyên bố rằng Tân Giê Ru Sa Lem, hay là Si Ôn, sẽ được xây dựng trong những ngày sau.

Ngày 2 (Mô Rô Ni 1–5)

Trong khi Mô Rô Ni đang đi lang thang vì sự an toàn của mạng sống ông, thì ông đã ghi thêm thông tin về chức tư tế và các giáo lễ của phúc âm. Ông viết rằng việc truyền ban ân tứ Đức Thánh Linh và sắc phong cho các chức phẩm chức tư tế được thực hiện bằng phép đặt tay của những người có thẩm quyền. Sự chú ý của Mô Rô Ni đến Tiệc Thánh đã cung cấp cho học sinh một cơ hội để suy ngẫm về các biểu tượng của Tiệc Thánh có thể giúp họ tưởng nhớ tới Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào. Họ cũng được nhắc nhở rằng họ phải trung tín tuân giữ các giao ước liên quan đến Tiệc Thánh, để họ có thể luôn được Thánh Linh của Chúa ở cùng họ.

Ngày 3 (Mô Rô Ni 6)

Mô Rô Ni nhấn mạnh đến tầm quan trọng của phép báp têm, việc kết tình thân hữu trong Giáo Hội, và hướng dẫn các buổi họp Giáo Hội qua Đức Thánh Linh. Các học sinh đã học được rằng qua phép báp têm chúng ta giao ước để mang danh của Chúa Giê Su Ky Tô và phục vụ Ngài cho đến cùng. Họ cũng học về trách nhiệm của họ để nuôi dưỡng phần thuộc linh của các tín hữu khác trong Giáo Hội bằng cách nhóm họp với nhau thường xuyên để nhịn ăn và cầu nguyện cùng dự phần Tiệc Thánh để tưởng nhớ tới Chúa Giê Su Ky Tô. Ngoài ra, học sinh đã học được rằng chúng ta hối cải càng thường xuyên càng tốt và tìm kiếm sự tha thứ với chủ ý thật sự, thì chúng ta sẽ được tha thứ.

Ngày 4 (Mô Rô Ni 7:1–19)

Mô Rô Ni ghi lại một bài giảng do cha ông đưa ra. Cha ông là người đã dạy rằng để được ban phước vì những việc làm tốt lành của mình, chúng ta phải làm những việc đó với chủ ý thật sự. Trong bài giảng này, Mặc Môn cũng dạy cách chúng ta có thể xét đoán một cách ngay chính. Các học sinh khám phá ra rằng bất cứ điều gì từ Thượng Đế mà ra đều mời gọi chúng ta làm điều tốt và yêu mến cùng phục vụ Thượng Đế, và bất cứ điều gì thuyết phục chúng ta làm điều ác và chống lại Thượng Đế là từ quỷ dữ mà ra. Mặc Môn khẩn nài những người lắng nghe ông nên tìm kiếm một cách cần mẫn trong Ánh Sáng của Đấng Ky Tô, mà sẽ ban cho họ khả năng để phân biệt giữa thiện và ác.

Lời Giới Thiệu

Bài học hôm nay nhấn mạnh đến những lý do và sự cần thiết cho mỗi người chúng ta phải tham dự các buổi họp của Giáo Hội. Bài học này cũng khuyến khích học sinh có quyết tâm để phân biệt giữa thiện và ác và tìm kiếm một cách cần mẫn trong Ánh Sáng của Đấng Ky Tô để đưa ra những xét đoán tốt.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Ê The 14–15

Mô Rô Ni ghi lại sự kết thúc của nền văn minh của dân Gia Rết

Viết lên trên bảng 2.000.000. Yêu cầu học sinh tưởng tượng số người là bao nhiêu nếu con số hai triệu được so sánh với số người sống trong thành phố của họ. Mời một học sinh đọc to Ê The 15:1–2 trong khi lớp học xem lại điều đã xảy ra đối với hai triệu dân Gia Rết.

Hãy hỏi xem có em học sinh nào có thể tóm tắt những sự kiện dẫn đến sự hủy diệt của dân Gia Rết như đã được ghi trong Ê The 14–15 không. Nếu học sinh gặp khó khăn trong khi trả lời, hãy mời họ xem lại những đoạn thánh thư sau đây: Ê The 14:5–10, 24; 15:1–6, 19, 22.

Hỏi: Chúng ta có thể học được một số bài học nào từ sự hủy diệt của dân Gia Rết?

Hai lẽ thật này được tô đậm trong các bài học trong tuần của học sinh: (1) Nếu chúng ta bác bỏ những lời cảnh cáo của Chúa phải hối cải, thì Thánh Linh của Ngài sẽ rút lui và Sa Tan sẽ giành được quyền hành đối với tâm hồn chúng ta. (2) Sự tức giận và trả thù dẫn con người đến việc chọn những điều làm tổn thương bản thân mình và người khác.

Hỏi: Một số tình huống nào mà trong đó những bài học này có thể áp dụng trong cuộc sống của một thanh niên hoặc thiếu nữ ngày nay?

Mô Rô Ni 1–3

Mô Rô Ni làm chứng rằng ông sẽ không chối bỏ Đấng Ky Tô

Mời một học sinh đọc to Mô Rô Ni 1:1–4. Rồi hỏi lớp học các câu hỏi sau đây:

  • Tại sao dân La Man muốn giết Mô Rô Ni?

  • Điều này cho thấy gì về đức tin và lòng can đảm của Mô Rô Ni? Chúng ta có thể phát triển một chứng ngôn vững vàng như thế nào về Chúa Giê Su Ky Tô?

Mô Rô Ni 4–6

Mô Rô Ni ghi lại những lời cầu nguyện của Tiệc Thánh, những điều kiện về phép báp têm, và các lý do về các buổi họp Giáo Hội

Viết cụm từ sau đây lên trên bảng: Tại sao tôi nên đi nhà thờ vào ngày Chủ Nhật. Mời học sinh tìm kiếm Mô Rô Ni 4–6 và chuẩn bị một câu trả lời từ một đến hai phút cho lời phát biểu này bằng cách ghi lại một vài điều trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của họ. Khuyến khích họ gồm vào trong những câu trả lời của họ ít nhất hai trong số các yếu tố sau đây (các anh chị em có thể muốn viết những điều này lên trên bảng hoặc chuẩn bị trên một tờ giấy phát tay):

  1. Một đoạn thánh thư từ Mô Rô Ni 4–6 có giải thích một lý do để gặp gỡ nhau tại nhà thờ.

  2. Một giáo lý hoặc nguyên tắc giải thích lý do tại sao chúng ta nên tham dự các buổi họp Giáo Hội.

  3. Một kinh nghiệm cá nhân để minh họa lý do tại sao chúng ta nên tham dự các buổi họp Giáo Hội.

  4. Một chứng ngôn cá nhân về tầm quan trọng của việc tham dự các buổi họp Giáo Hội.

Một khi học sinh đã có đủ thời gian để chuẩn bị những ý nghĩ của họ, hãy mời một vài người trong số họ chia sẻ những hiểu biết sâu xa của họ với lớp học.

Sau khi học sinh đã chia sẻ điều họ đã học được, thì hãy thêm vào chứng ngôn của các anh chị em về các lẽ thật mà họ nhận ra và về tầm quan trọng của việc nhóm họp với nhau trong các buổi họp Giáo Hội thường xuyên.

Mô Rô Ni 7:1–19

Mặc Môn dạy cách xét đoán giữa thiện và ác

Trước khi lớp học bắt đầu, hãy đổ đầy nước vào một cái chén và một cái chén khác với một hỗn hợp nước và dấm trắng (hoặc muối). Hai cái chén phải trông giống y như nhau. Nói cho lớp học biết rằng các anh chị em có hai ly nước trông giống y như nhau, nhưng một trong hai cái ly này có vị chua (hay mặn). Yêu cầu một người tình nguyện xác định chén nước nào đựng nước sạch và chén nào đựng nước chua (hay mặn) (họ có thể làm điều này bằng cách nếm thử hoặc ngửi).

Hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể biết được rằng điều gì là ác mà không thực sự thử?

Giải thích rằng trong biên sử của ông, Mô Rô Ni đã bao gồm một bài giảng từ cha của ông, Mặc Môn, trong đó có đưa ra sự hiểu biết sâu sắc vào câu hỏi này. Mời một học sinh đọc to Mô Rô Ni 7:11–13, 15–16. Yêu cầu lớp học nên chọn ít nhất một cụm từ nổi bật đối với họ giải thích cách chúng ta có thể phân biệt giữa thiện và ác. Cho phép một vài học sinh có một cơ hội để chia sẻ một cụm từ mà họ đã chọn.

Mời một học sinh đọc to Mô Rô Ni 7:19, và yêu cầu lớp học tìm điều Mặc Môn đã nói là chúng ta nên làm để biết điều tốt với điều xấu.

Hỏi: Mặc Môn đã khuyên bảo chúng ta phải làm gì để chúng ta có thể phân biệt được giữa thiện và ác?

Học sinh sẽ có thể nhận ra nguyên tắc sau đây: Khi tìm kiếm một cách cần mẫn trong Ánh Sáng của Đấng Ky Tô, thì chúng ta có thể phân biệt được giữa thiện và ác.

Hỏi học sinh các câu hỏi sau đây:

  • Từ những nghiên cứu của các em trong tuần này, các em hiểu được Ánh Sáng của Đấng Ky Tô là gì?

  • Khi nào Ánh Sáng của Đấng Ky Tô đã giúp các em phân biệt được giữa thiện và ác?

Cho học sinh một hoặc hai phút để viết một bản liệt kê các chương trình truyền hình, bài hát, các nhóm trình diễn nhạc, các trang mạng Internet, các ứng dụng, trò chơi video, hoặc của cải cá nhân ưa thích của họ. Mời họ sử dụng Mô Rô Ni 7:16–19 để xác định xem các mục trên bản liệt kê của họ có giúp họ đến gần Thượng Đế hơn hay xa cách Ngài.

Nhắc nhở học sinh về lời mời họ đã nhận được trong khi nghiên cứu trong tuần này để loại bỏ khỏi cuộc sống của họ những điều không tốt và ″nắm vững được mọi điều tốt lành” (Mô Rô Ni 7:19). Các anh chị em có thể muốn chia sẻ một kinh nghiệm mà các anh chị em đã có khi tuân theo Ánh Sáng của Đấng Ky Tô và có thể phân biệt giữa thiện và ác.

Đơn Vị (Mô Rô Ni 7:20–10:34)

Mời học sinh xem xét các câu hỏi sau đây khi họ học đơn vị kế tiếp: lòng bác ái là gì? Làm thế nào một người có thể đạt được lòng bác ái? Tại sao không nên làm báp têm cho các trẻ thơ hoặc trẻ sơ sinh? Mặc Môn và Mô Rô Ni đã luôn trung thành như thế nào ngay cả khi họ đã bị sự tà ác bao quanh? Những lời cuối cùng của Mô Rô Ni là gì? Tại sao những lời này là quan trọng?