Thư Viện
Bài Học 57: Mô Si A 9–10


Bài Học 57

Mô Si A 9–10

Lời Giới Thiệu

Trong suốt triều đại của Vua Bên Gia Min, Giê Níp đã dẫn một nhóm người dân Nê Phi từ Gia Ra Hem La đến định cư ở giữa dân La Man trong xứ Nê Phi. Mô Si A 9–22 chứa đựng một thiên ký thuật về những kinh nghiệm của những người này. Vua của dân La Man cho phép dân Giê Níp định cư ở giữa họ vì ông đã bí mật dự định để mang họ vào cảnh nô lệ. Cuối cùng, những truyền thống sai lạc và lòng thù hận của dân La Man đối với dân Nê Phi đã dẫn đến chiến tranh. Dân của Giê Níp trông cậy vào Chúa để có được sức mạnh, và họ đã có thể xua đuổi dân La Man ra khỏi xứ của họ.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Mô Si A 9:1–13

Giê Níp lãnh đạo một nhóm dân Nê Phi trở về xứ Nê Phi

Yêu cầu học sinh nghĩ về một thời gian mà họ rất muốn một điều gì đó. Mời một vài người trong số họ nói về những kinh nghiệm này. Giải thích rằng hôm nay họ sẽ học về một người muốn một điều gì đó rất mãnh liệt đến nỗi không thấy được những hậu quả có thể có của những ước muốn của mình.

Mời học sinh nhìn vào biểu đồ các cuộc hành trình mà họ bắt đầu vẽ trong bài học trước. Nhắc nhở họ rằng một người tên là Am Môn đã lãnh đạo một nhóm hành trình từ Gia Ra Hem La và tìm thấy Lim Hi và dân của ông ở xứ Nê Phi. (Các anh chị em có thể muốn giải thích rằng Sách Mặc Môn nói về hai người tên là Am Môn. Hôm nay học sinh đang học về một người trong số hai người này. Người kia là một người con trai của Mô Si A đã trở thành một người truyền giáo xuất sắc cho dân La Man. Học sinh sẽ bắt đầu đọc về người này trong Mô Si A 27). Yêu cầu học sinh giở đến Mô Si A 7–8 và nhìn vào ngày tháng ở dưới cùng của trang hoặc trong các phần tóm lược chương (khoảng năm 121 Trước Công Nguyên). Yêu cầu họ so sánh ngày tháng đó với ngày tháng trong Mô Si A 9 (khoảng 200 năm Trước Công Nguyên, khoảng 80 năm trước đó). Hãy hỏi xem có ai có thể giải thích sự thay đổi đột ngột trong các ngày tháng đó không.

Giải thích rằng từ Mô Si A 8 đến Mô Si A 9, cốt truyện đi trở lại trong thời gian 80 năm để đưa ra câu chuyện về ông nội Giê Níp của Vua Lim Hi. Mời một học sinh đọc to lời nói đầu của sách Mặc Môn về biên sử của Giê Níp ở phần đầu Mô Si A 9. Sau đó yêu cầu một học sinh khác đọc to Mô Si A 9:1–2.

Yêu cầu học sinh thêm vào biểu đồ của họ một mũi tên tượng trưng cho cuộc hành trình của nhóm người đầu tiên đi từ Gia Ra Hem La đến xứ Nê Phi. Chỉ ra rằng Giê Níp thuộc trong nhóm này. Như đã được cho thấy trong biểu đồ trên trang này, mũi tên nên chỉ ra rằng nhóm người đó cũng trở lại Gia Ra Hem La. Nhãn cần phải ghi là “Một số dân Nê Phi tìm cách đòi lại xứ Nê Phi.” (Để có được biểu đồ đầy đủ, xin xem phần phụ lục ở cuối sách học này).

các cuộc hành trình trong Mô Si A 7–24

Yêu cầu một học sinh khác đọc Mô Si A 9:3–4. Mời các học sinh khác trong lớp dò theo cùng tìm kiếm (1) điều Giê Níp rất muốn có được và (2) điều ông đã chậm trễ trong việc tưởng nhớ.

  • Quá nồng nhiệt khao khát có nghĩa là gì? (Quá háo hức hay vô cùng quan tâm đến việc theo đuổi một điều gì đó).

  • Các em nghĩ chậm trễ trong việc tưởng nhớ đến Chúa có nghĩa là gì?

Giải thích rằng vì Giê Níp đã quá nồng nhiệt khao khát và chậm trễ trong việc tưởng nhớ đến Chúa, nên ông đã phạm lỗi lầm. Yêu cầu học sinh đọc Mô Si A 9:5–7, 10, cùng tìm ra lỗi lầm đó.

  • Giê Níp đã không thấy điều gì vì ước muốn quá nồng nhiệt khao khát để có được xứ Nê Phi?

  • Những nguy hiểm của việc quá háo hức khi đưa ra các quyết định là gì?

  • Những nguy hiểm của việc đưa ra các quyết định mà không hội ý với Chúa là gì?

Tóm lược Mô Si A 9:11–13 bằng cách nói với học sinh rằng sau 12 năm, dân của Giê Níp đã phát triển rất thịnh vượng đến nỗi vua La Man trở nên lo lắng rằng ông sẽ không thể đưa họ vào vòng nô lệ, do đó, ông “bắt đầu xúi giục dân của ông để họ gây hấn với dân [của Giê Níp]” (Mô Si A 9:13).

Mô Si A 9:14–10:22

Dân La Man cố gắng đưa dân của Giê Níp vào vòng nô lệ

Viết những từ và cụm từ sau đây lên trên bảng: bài vở ở trường, chống lại cám dỗ, các vấn đề với bạn bè, sự lãnh đạo, công việc làm, sự xung đột với những người trong gia đình, thể thao. (Tùy vào nhu cầu và sở thích của học sinh, các anh chị em có thể muốn thêm các danh mục khác vào bản liệt kê này).

Mời một học sinh đến trước lớp và giơ rộng hai cánh tay ra. Đặt những món đồ nhỏ, chẳng hạn như sách hoặc đá, vào tay của học sinh đó và yêu cầu em ấy giơ lên. Giải thích rằng các vật này tượng trưng cho những thử thách được liệt kê ở trên bảng. Hỏi lớp học:

  • Các em muốn có thêm sức mạnh và sự hỗ trợ trong lãnh vực nào của những lãnh vực này?

Thêm một hoặc hai vật khác vào mỗi bàn tay của học sinh này. Hỏi lớp học:

  • Có bao giờ các em cảm thấy như mình đang ôm đồm quá nhiều và ước gì đã có khả năng hay sức mạnh nhiều hơn để giải quyết những thử thách của mình không?

Mời hai học sinh ra trước lớp học và giúp nâng đôi cánh tay của học sinh đang cầm các đồ vật. Giải thích rằng phần còn lại của bài học hôm nay là về một nhóm người thấy mình cần thêm sức mạnh. Đề nghị rằng, trong suốt bài học này, học sinh tìm kiếm những cách họ có thể nhận được thêm sức mạnh trong cuộc sống của họ. (Mời các học sinh đang đứng ở trước lớp học trở về chỗ ngồi của họ).

Giải thích rằng Mô Si A 9 và 10 kể lại hai lần dân La Man đã gây chiến với Giê Níp và dân của ông. Sao chép biểu đồ sau đây lên trên bảng, nhưng đừng gồm vào các câu trả lời trong dấu ngoặc. Nói cho học sinh biết rằng họ sẽ tra cứu các đoạn thánh thư trong biểu đồ, cùng tìm kiếm các câu trả lời cho các câu hỏi ghi dọc theo phía trên của biểu đồ. Mời một nửa lớp học sử dụng các đoạn trong hàng đầu tiên để tìm ra những câu trả lời về Giê Níp và dân của ông. Mời một nửa kia của lớp học tìm kiếm các đoạn ở hàng thứ hai để tìm ra các câu trả lời về dân La Man. Yêu cầu một học sinh từ mỗi nhóm viết những câu trả lời của họ lên trên bảng khi họ tìm thấy những câu trả lời này.

Dân chúng đã làm gì để chuẩn bị?

Họ đã làm gì để đặt sự tin cậy của họ vào Chúa?

Kết quả là như thế nào?

Giê Níp và dân của ông

Mô Si A 9:14–16; 10:1–2, 7, 9–10

(Họ tự trang bị vũ khí cho mình và lâm trận).

Mô Si A 9:17; 10:19

(Họ đã cầu nguyện và nhớ rằng Chúa đã giải cứu tổ tiên của họ).

Mô Si A 9:18; 10:20

(Chúa củng cố họ, và họ đã thành công trong việc đánh đuổi dân La Man ra khỏi xứ họ).

Dân La Man

Mô Si A 10:6–8

(Họ tự trang bị vũ khí cho mình và lâm trận).

Mô Si A 10:11

(Không hiểu biết gì. Họ chỉ trông cậy vào sức mạnh của mình).

Mô Si A 10:19–20.

(Dân La Man bị đánh đuổi ra khỏi xứ bằng một cuộc tàn sát lớn lao).

Sau khi học sinh hoàn tất biểu đồ, hãy hỏi:

  • Các em thấy những điểm nào tương đồng và khác biệt giữa cách thức dân của Giê Níp và dân La Man ra trận?

  • Chúng ta có thể học được các lẽ thật nào từ sự so sánh này?

Viết nguyên tắc sau đây lên trên bảng: Chúa sẽ củng cố chúng ta khi chúng ta làm hết sức mình và đặt niềm tin cậy của mình vào Ngài.

Xem lại những thử thách được liệt kê ở trên bảng, và nhắc nhở học sinh về bài học về đồ vật.

  • Các em nghĩ nguyên tắc này có thể áp dụng như thế nào cho một số những thử thách này?

Hãy cân nhắc việc sử dụng các ví dụ sau đây để giúp học sinh nghĩ về cách họ có thể làm phần vụ của họ và tin cậy vào Chúa khi họ tìm kiếm sức mạnh:

  1. Các em sắp có một bài thi quan trọng ở trường, và các em muốn có sức mạnh để làm bài thi giỏi.

  2. Các em đang gặp khó khăn để từ bỏ một thói quen xấu, và các em không cảm thấy đủ mạnh để làm điều đó một mình.

  3. Các em đang gặp khó khăn trong gia đình của mình, và các em không cảm thấy là mình có thể chịu đựng được những cảm xúc mạnh mẽ vì khó khăn đó gây ra nếu không có sự giúp đỡ nào đó.

Yêu cầu học sinh xem lại ba dòng đầu tiên của Mô Si A 9:18. (Các anh chị em có thể muốn đề nghị họ tô đậm những dòng này trong quyển thánh thư của họ).

  • Khi nào các em đã cảm nhận được lẽ thật bày tỏ trong những dòng này?

Các anh chị em có thể muốn chia sẻ một kinh nghiệm riêng của mình cho thấy sự sẵn lòng của Chúa để củng cố chúng ta khi chúng ta làm hết sức mình và đặt niềm tin cậy vào Ngài.

Giải thích rằng trước khi Giê Níp và dân của ông lâm trận lần thứ hai, Giê Níp đã giải thích cho dân của ông lý do tại sao lòng dân La Man tràn đầy thù hận đối với dân Nê Phi. Viết những từ tức giậnáp bức lên trên bảng, và hỏi học sinh xem họ có thể giải thích ý nghĩa của các từ này không. (Tức giận là nổi giận mãnh liệt; bị áp bức là bị tổn thương hoặc bị đối xử không công bằng hoặc một cách bất công).

Để giúp học sinh thấy rằng việc bị phật lòng, giữ lòng tức giận, và từ chối tha thứ đều có thể ảnh hưởng đến các thế hệ, chia họ ra thành những cặp và yêu cầu mỗi cặp đọc Mô Si A 10:12–18. Yêu cầu họ tìm ra lý do tại sao các con cháu của La Man và Lê Mu Ên tiếp tục thù ghét con cháu của Nê Phi.

Sau khi các cặp học sinh đã cùng nhau đọc xong những câu thánh thư, hãy yêu cầu họ thảo luận về những câu trả lời cho các câu hỏi sau đây. (Cân nhắc việc viết các câu hỏi lên trên bảng trong khi học sinh đọc những câu thánh thư đã được chỉ định, hoặc cung cấp các câu hỏi cho mỗi cặp học sinh trên một tờ giấy phát tay).

  • Tại sao dân La Man ghét dân Nê Phi mãnh liệt như vậy?

  • Ai sẽ bị tổn thương khi chúng ta giận dữ hoặc từ chối tha thứ?

  • Cơn tức giận của một người ảnh hưởng đến gia đình của họ như thế nào, bây giờ và trong tương lai?

Đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Donald L. Hallstrom thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi. Yêu cầu học sinh lắng nghe về điều chúng ta có thể làm khi chúng ta cảm thấy bị xúc phạm hoặc tức giận đối với một người nào đó.

“Nếu các anh chị em cảm thấy mình đã bị đối xử bất công—bởi bất cứ người nào (một người trong gia đình, một người bạn, một tín hữu khác trong Giáo Hội; một vị lãnh đạo Giáo Hội; một đồng nghiệp) hoặc bởi bất cứ điều gì (cái chết của một người thân, vấn đề sức khỏe, sự đảo lộn tài chính, sự ngược đãi, thói nghiện ngập)—hãy trực tiếp đối phó với vấn đề đó và bằng hết sức mình. … Và, tìm đến Chúa ngay lập tức. Hãy sử dụng tất cả đức tin mà các anh chị em có nơi Ngài. Hãy để cho Ngài chia sẻ gánh nặng của các anh chị em. Hãy để cho ân điển của Ngài làm nhẹ gánh của các anh chị em. … Đừng bao giờ để cho hoàn cảnh của thế gian làm mất khả năng hoạt động phần thuộc linh của các anh chị em” (“Tìm đến Chúa,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2010, 80).

Yêu cầu học sinh suy ngẫm về mỗi câu hỏi sau đây. (Các anh chị em có thể muốn khuyến khích họ viết câu trả lời trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư hoặc sổ tay ghi chép trong lớp của họ).

  • Các em có bất cứ cảm nghĩ nào về việc bị đối xử bất công hoặc cảm nghĩ tức giận đối với một người nào đó không?

  • Các em có thể tìm đến ai để được giúp đỡ trong nỗ lực của mình để tha thứ? Các em có thể tránh được những cảm nghĩ bị xúc phạm và tức giận trong tương lai như thế nào?

Yêu cầu học sinh nghĩ về một thời gian mà họ đã tha thứ cho một người nào đó. Mời một vài người trong số họ chia sẻ cảm nghĩ tha thứ và quên đi những cảm nghĩ bị xúc phạm hoặc tức giận của họ. Cân nhắc việc chia sẻ chứng ngôn của các anh chị em về việc tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa để tha thứ người khác.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Mô Si A 9. Biên sử của Giê Níp

Tiêu đề trước khi phần tóm lược của chương Mô Si A 9 do Mặc Môn viết và là một phần của biên sử gốc được ban cho Tiên Tri Joseph Smith. Các tiêu đề tương tự, cũng do Mặc Môn viết, xuất hiện ở phần đầu của một số sách và chương khác trong Sách Mặc Môn. (Cụm từ “bao gồm các chương 9 đến 22” đã được thêm vào năm 1879, khi Sách Mặc Môn được xuất bản ở dạng chương. Những phần tóm lược vắn tắt này nằm trước mỗi chương của Sách Mặc Môn đã được thêm vào trong ấn bản năm 1920).

Mô Si A 10:12–18. Tôi nên làm gì nếu cảm thấy mình bị đối xử bất công?

Anh Cả Harold G. Hillam thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về cách đối phó với những cảm nghĩ tức giận:

“Nếu các anh chị em cảm thấy rằng mình bị đối xử xấu, thì hãy sẵn sàng tha thứ. Vì một lý do nào đó, nếu có một kỷ niệm khó chịu, thì hãy quên điều đó đi. Nếu cần, hãy nói chuyện với vị giám trợ của các anh chị em; hãy nói chuyện với vị chủ tịch giáo khu của các anh chị em.

“Đối với tất cả mọi người, nhất là đối với những người mà một ngày nào đó sẽ là ông cố và bà cố, các phước lành vĩnh cửu của các anh chị em và của con cháu của các anh chị em đều quan trọng nhiều hơn bất cứ lý do tự hào nào mà không cho các anh chị em và nhiều người khác nhận được những phước lành quan trọng như thế” (“Giá Trị của Con Người,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2005, 32).