Thư Viện
Bài Học 65: Mô Si A 25


Bài Học 65

Mô Si A 25

Lời Giới Thiệu

Mô Si A 25 cung cấp phần kết luận cho câu chuyện về dân của Giê Níp (xin xem Mô Si A 7–24). Dân của Lim Hi và những người đi theo An Ma trở lại Gia Ra Hem La và đã được đoàn kết một cách an toàn dưới sự cai trị của Vua Mô Si A. Sau khi các nhóm này đến nơi, Lim Hi và dân của ông chịu phép báp têm. Vua Mô Si A đã cho An Ma quyền thiết lập các chi nhánh giáo hội ở khắp xứ và chỉnh đốn các công việc của Giáo Hội của Thượng Đế ở giữa dân Nê Phi.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Mô Si A 25:1–13

Những người quy tụ lại ở Gia Ra Hem La đoàn kết và được gọi là dân Nê Phi

Mời học sinh suy nghĩ về những câu chuyện họ đã đọc hoặc nghe minh họa về cách Chúa đã giúp đỡ một người nào đó bằng cách cung cấp sự hướng dẫn, sức mạnh, bảo vệ, hay giải thoát. Các anh chị em có thể đề nghị họ nghĩ về các câu chuyện trong các thánh thư, lịch sử Giáo Hội, hoặc cuộc sống của những người trong gia đình hoặc bạn bè. Như là một ví dụ, hãy chia sẻ câu chuyện sau đây do một thiếu nữ kể lại. Em ấy đi trước nhóm của mình và bước xuống một ngọn đồi trong một sinh hoạt ngoài trời của tiểu giáo khu:

“Một tiếng nói cảnh báo, chắc nịch nhưng thầm lặng, rằng: ‘Hãy quay trở lại.’ Tôi gần như bỏ qua tiếng nói đó nhưng nó lại đến một lần nữa. Lần này tôi nghe theo và quay trở lại với nhóm. Khi bắt đầu đi xuống, chúng tôi thấy hai con bò mọng đen khổng lồ đi nhanh lên đồi và giận dữ. Con bò to nhất bắt đầu cào cào mặt đất trong khi nhìn chằm chằm vào chúng tôi. … Vị lãnh đạo chức tư tế của chúng tôi làm cho nó lảng đi chỗ khác, và chúng tôi đã có thể leo qua hàng rào an toàn.

“Khi chúng tôi trở vào trại lại, tôi nhận thấy rằng nếu tôi đã không nghe theo lời cảnh báo của Thánh Linh, thì tôi có thể đã bị thương nặng hoặc thậm chí còn bị giết chết nữa. Tôi biết rằng Cha Thiên Thượng quan tâm đến cá nhân tôi và đã giữ cho tôi được an toàn. Tôi rất biết ơn Chúa về lời cảnh báo đó. Kinh nghiệm này đã củng cố chứng ngôn của tôi và mang đến cho tôi một tình yêu thương lớn lao hơn dành cho Chúa” (“Turn Back,” New Era, tháng Mười Một năm 2010, 47).

Mời một hoặc hai học sinh chia sẻ một câu chuyện mà họ nghĩ rằng minh họa cho lòng nhân từ và quyền năng của Thượng Đế trong cuộc sống của một người khác. Hỏi lớp học:

  • Làm thế nào câu chuyện này giúp các em nghe các ví dụ về lòng nhân từ và quyền năng của Thượng Đế trong cuộc sống của những người khác?

Tóm lược Mô Si A 25:1–6 bằng cách giải thích rằng sau khi dân của Lim Hi và dân của An Ma (tất cả họ đều là con cháu của dân của Giê Níp) thoát khỏi vòng nô lệ và đoàn kết với dân chúng đang sống ở Gia Ra Hem La, Vua Mô Si A đã đọc các biên sử của họ cho tất cả mọi người nghe. Yêu cầu học sinh im lặng đọc Mô Si A 25:7 cùng tìm kiếm phản ứng chung của dân chúng đối với các câu chuyện về những việc làm của Thượng Đế với dân của Giê Níp. Mời một học sinh chia sẻ điều em ấy đã tìm thấy.

Sao chép biểu đồ sau đây lên trên bảng. Giải thích rằng trong Mô Si A 25:8–11, chúng ta tìm hiểu thêm về cách dân chúng phản ứng với các câu chuyện về dân của Giê Níp và dân của An Ma. Yêu cầu học sinh tra cứu các phần tham khảo thánh thư về điều mà dân chúng đã nghe và họ cảm thấy như thế nào về điều đó. Các câu trả lời cho phần tham khảo thứ nhất được đưa ra trong dấu ngoặc như là một ví dụ.

Điều dân chúng đã nghe

Dân chúng đã cảm thấy như thế nào

Mô Si A 25:8

(Họ đã nghe cách dân của Lim Hi đã được giải cứu khỏi vòng nô lệ như thế nào).

(Điều đó làm cho họ chan hòa niềm vui lớn lao).

Mô Si A 25:9

Mô Si A 25:10

Mô Si A 25:11

Khi học sinh đã có đủ thời gian để nghiên cứu các tài liệu tham khảo thánh thư thì hãy mời một vài người trong số họ viết lên trên bảng điều họ đã tìm thấy. Yêu cầu học sinh tóm tắt điều họ đã học được từ Mô Si A 25:8–11 bằng cách nêu rõ các nguyên tắc từ đoạn này rằng họ có thể áp dụng cho bản thân. Khi học sinh trả lời rồi hãy giúp họ nhận ra rằng bằng cách nghiên cứu các biên sử về những việc làm của Thượng Đế với những người khác, chúng ta có thể cảm nhận được niềm vui và lòng biết ơn đối với lòng nhân từ của Thượng Đế. (Khi học sinh đọc những câu này, họ cũng có thể nhận thấy nỗi buồn bã và sự mất mát do tội lỗi mà ra).

  • Chúng ta có thể tìm đến những nguồn nào để học hỏi những kinh nghiệm của người khác với lòng nhân từ của Thượng Đế? (Viết lên trên bảng những câu trả lời của các học sinh. Những câu trả lời này có thể bao gồm các thánh thư, các bài nói chuyện trong đại hội trung ương, các tạp chí Giáo Hội, các tiểu sử của các vị lãnh đạo Giáo Hội và những người khác, và lịch sử gia đình).

Mời học sinh nghĩ về những thời gian mà họ đã học được về lòng nhân từ của Thượng Đế dành cho người khác từ các nguồn tài liệu được liệt kê ở trên bảng.

  • Các em đã được hưởng lợi như thế nào từ việc học hỏi về lòng nhân từ của Thượng Đế dành cho người khác từ một trong các nguồn tài liệu này?

  • Các em nghĩ điều gì có thể là ảnh hưởng lâu dài đến một người nào đó thường xuyên học hỏi về lòng nhân từ của Thượng Đế trong những việc làm của Ngài với những người khác?

Khuyến khích học sinh dành thời gian riêng để chọn một trong những nguồn tài liệu được liệt kê ở trên bảng và tìm kiếm những câu chuyện đầy soi dẫn về lòng nhân từ của Thượng Đế.

Mô Si A 25:14–24

An Ma thiết lập Giáo Hội của Thượng Đế ở khắp xứ của dân Nê Phi

Để chuẩn bị cho học sinh trong việc nghiên cứu tổ chức và những điều giảng dạy của Giáo Hội trong số dân Nê Phi, hãy hỏi:

  • Có khi nào các em đã tham dự một tiểu giáo khu hoặc chi nhánh Thánh Hữu Ngày Sau nào khác ngoài tiểu giáo khu hoặc chi nhánh nhà của các em không? Các em đã nhận thấy những điểm tương đồng nào giữa tiểu giáo khu hoặc chi nhánh nhà của các em với tiểu giáo khu hoặc chi nhánh mà các em đã đến thăm?

  • Là điều hữu ích như thế nào để thấy rằng tổ chức và những điều giảng dạy của Giáo Hội đều giống nhau ở mọi tiểu giáo khu hoặc chi nhánh của Giáo Hội?

Tóm lược Mô Si A 25:14–17 bằng cách giải thích rằng sau khi Mô Si A nói chuyện và đọc cho dân chúng nghe thì ông đã mời An Ma giảng dạy cho họ. Sau đó, Vua Lim Hi và dân của ông đã yêu cầu được báp têm. An Ma làm phép báp têm cho họ và bắt đầu tổ chức Giáo Hội ở khắp xứ.

Mời một vài học sinh thay phiên nhau đọc to từ Mô Si A 25:18–22. Yêu cầu lớp học tìm kiếm cách Giáo Hội đã được tổ chức và điều hành ở giữa dân Nê Phi trong thời kỳ của An Ma như thế nào. Để giúp học sinh hiểu rằng tổ chức của Giáo Hội bảo đảm rằng tất cả các tín hữu đều có thể nhận được lẽ thật, hãy đặt ra những câu hỏi như sau:

  • Giáo Hội ở giữa dân Nê Phi giống Giáo Hội ngày nay như thế nào? (Chúng ta có những tiểu giáo khu và chi nhánh mà giống như các “nhiều nhóm khác nhau” được đề cập đến trong Mô Si A 25:21. Các chủ tịch chi nhánh, giám trợ, và chủ tịch giáo khu cũng giống như các thầy tư tế và các thầy giảng điều hành Giáo Hội trong thời An Ma).

  • Theo như Mô Si A 25:15–16, 22, các thầy tư tế và thầy giảng của Giáo Hội đã nhấn mạnh đến các lẽ thật nào trong thời của Mô Si A? (Các anh chị em có thể muốn nêu lên rằng Chúa đã ban lời chỉ dẫn tương tự cho các bậc cha mẹ, các vị lãnh đạo Giáo Hội, và những người truyền giáo trong những ngày sau. [Xin xem GLGƯ 15:6; 19:31; 68:25.])

  • Tại sao là điều quan trọng để tiếp tục giảng dạy sự hối cải và đức tin nơi Thượng Đế?

Yêu cầu học sinh đọc Mô Si A 25:23–24 cùng tìm kiếm các cụm từ mô tả các phước lành nhận được bởi những người đã gia nhập Giáo Hội của Thượng Đế.

  • Dân chúng được phước như thế nào vì đã chịu phép báp têm và gia nhập Giáo Hội của Thượng Đế?

  • Trong những phương diện nào Chúa đã ban phước cho các em vì các em là các tín hữu trong Giáo Hội?

Viết lên trên bảng nguyên tắc sau đây: Khi chúng ta mang lấy danh của Chúa Giê Su Ky Tô và sống đúng theo như vậy, thì Chúa sẽ trút Thánh Linh lên trên chúng ta.

Làm chứng với học sinh rằng các phước lành mà họ đã có được với tư cách là các tín hữu của Giáo Hội có thể gia tăng khi họ tuân giữ các giao ước của họ và nhận được Thánh Linh.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Mô Si A 25:17–22. Thẩm quyền chức tư tế ở giữa dân Nê Phi

Sách Mặc Môn không đưa ra các chi tiết cụ thể về chức tư tế do các vị tiên tri và các vị thẩm quyền khác nắm giữ ở giữa dân Nê Phi và dân La Man. Tuy nhiên, các tài liệu tham khảo về các giáo lễ và cách tiến hành của Giáo Hội cung cấp đủ bằng chứng rằng họ đã nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc. Chủ Tịch Joseph Fielding Smith đã dạy rằng “chức tư tế mà [dân Nê Phi] nắm giữ và theo đó họ đã làm lễ là Chức Tư Tế theo thánh ban, thánh ban của Vị Nam Tử của Thượng Đế [xin xem An Ma 13:1–20]. Chức tư tế cao hơn này có thể thực hiện mỗi giáo lễ của phúc âm (Doctrines of Salvation, do Bruce R. McConkie biên soạn, 3 tập. [1954–56], 3:87).

Để biết thêm thông tin về thẩm quyền chức tư tế trong Sách Mặc Môn, xin xem Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình cho Mô Si A 18.