Bài Học Tự Học ở Nhà
Mô Si A 7–17 (Đơn Vị 12)
Lời Giới Thiệu
Mô Si A 7–17 mô tả các cuộc hành trình và kinh nghiệm của các cá nhân và các nhóm người khác nhau. Sự lựa chọn của Giê Níp để lãnh đạo một nhóm dân Nê Phi đến định cư ở giữa dân La Man đã có một ảnh hưởng đến cả hai dân tộc. Ví dụ, dân của Giê Níp và con cháu của họ đã trải qua những thử thách, sự bội giáo, vòng nô lệ, sự tái sinh phần thuộc linh, và sự giải thoát. Phần đầu của bài học này sẽ cho học sinh một cơ hội để xem lại tên, địa điểm, và các sự kiện mà họ đã học trong tuần này. Phần thứ hai của bài học sẽ giúp học sinh nhận ra đề tài chính của sứ điệp của tiên tri A Bi Na Đi dành cho dân chúng—Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài. Đó là một sứ điệp mà A Bi Na Đi sẵn lòng hy sinh.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
Mô Si A 7–17
Ôn lại bối cảnh lịch sử và giáo lý
Để giúp các anh chị em giải thích những sự kiện trong bài học này, hãy xem lại biểu đồ trong “Phần Khái Quát của Mô Si A 7–24” trong đơn vị 12, ngày 1 của phần hướng dẫn học tập dành cho học sinh. Mời học sinh đọc Mô Si A 7:1–2, và yêu cầu họ nhận ra hai xứ đã được đề cập đến. Yêu cầu họ giải thích lý do tại sao các nhóm dân Nê Phi khác nhau đã muốn hành trình từ xứ này đến xứ khác.
Viết tên của hai xứ này ở hai đầu đối diện của tấm bảng (hoặc một tờ giấy):
Xứ Gia Ra Hem La |
Xứ Nê Phi (Lê Hi-Nê Phi) |
Các câu hỏi sau đây có thể giúp ích khi các anh chị em và học sinh xem lại những sự kiện. Viết lên trên bảng tên của các cá nhân mà các anh chị em thảo luận. Các anh chị em có thể sử dụng tất cả hoặc chỉ một số câu hỏi sau đây, tùy vào những lời bình luận của học sinh:
-
Tại sao Giê Níp muốn rời khỏi xứ Gia Ra Hem La? (Xin xem Mô Si A 9:1, 3).
-
Giê Níp, Nô Ê, và Lim Hi liên hệ với nhau như thế nào? (Xin xem Mô Si A 7:9).
-
Nô Ê là loại vua như thế nào? (Xin xem Mô Si A 11:1–5, 11).
-
Thượng Đế đã làm gì để thuyết phục Nô Ê và dân của vua từ bỏ sự tà ác gớm ghiếc và khả ố của họ? (Ngài đã gửi tiên tri A Bi Na Đi của Ngài đến để kêu gọi họ phải hối cải).
-
Các em có thể nói cho chúng tôi biết gì về An Ma? (Những câu trả lời có thể gồm có việc ông là một trong số các thầy tư tế của Vua Nô Ê, ông đã tin và viết xuống những lời của A Bi Na Đi, và ông đã chạy trốn để tránh bị giết chết).
-
Tại sao Môi Se và Ê Sai lại quan trọng trong các chương này, mặc dù họ đã sống rất lâu trước thời A Bi Na Đi và trong một phần khác của thế giới?
-
Tại sao Lim Hi gửi 43 người của mình vào nơi hoang dã? (Lim Hi và dân của ông đang ở trong vòng nô lệ của dân La Man và tìm cách để có được sự giúp đỡ từ dân Gia Ra Hem La). Họ đã tìm thấy gì thay vì Gia Ra Hem La? (Họ tìm thấy một nền văn minh đổ nát và 24 bảng khắc bằng vàng với những điều viết trên đó).
-
Am Môn và 15 người khác đã làm gì? (Họ được Mô Si A gửi đi để tìm hiểu điều gì đã xảy ra cho dân của Giê Níp. Họ thấy các con cháu của những người đó đang ở trong vòng nô lệ. Cháu nội Lim Hi của Giê Níp là vua của họ).
-
Ai đã phục vụ với tư cách là vua ở Gia Ra Hem La và là vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải? (Mô Si A). Tại sao vai trò của ông là một vị tiên kiến lại quan trọng đối với Lim Hi? (Lim Hi biết được rằng Mô Si A có thể phiên dịch những điều viết ở trên 24 bảng khắc bằng vàng).
Nêu ra rằng khoảng 80 năm đã trôi qua giữa thời gian Giê Níp cùng dân của ông rời khỏi Gia Ra Hem La với thời gian mà Am Môn và những người bạn đồng hành của ông ở xứ Nê Phi.
Sau khi các anh chị em đã giúp học sinh hiểu rõ hơn về câu chuyện lịch sử này, hãy nhắc nhở họ rằng có một cá nhân khác mà họ đã học trong tuần này mà tên người đó chưa được viết ở trên bảng.
Yêu cầu mỗi học sinh đọc Mô Si A 16:6–8 và nhận ra tên của cá nhân này. Nói cho học sinh biết rằng mặc dù phần này của Sách Mặc Môn bao gồm rất nhiều lịch sử, nhưng cũng nhấn mạnh đến giáo lý cứu rỗi qua Chúa Giê Su Ky Tô.
Để nhấn mạnh tầm quan trọng của sự cứu rỗi qua Chúa Giê Su Ky Tô, hãy sao chép biểu đồ sau đây lên trên bảng hoặc cung cấp nó trên một tờ giấy phát tay. Mời học sinh làm việc theo từng cặp để nghiên cứu các phần tham khảo thánh thư được liệt kê trong biểu đồ và thảo luận điều họ tìm thấy. Bởi vì một số trong những câu hỏi áp dụng là rất riêng rẽ theo lẽ tự nhiên, học sinh có thể quyết định xem có nên trả lời lớn tiếng cho nhau nghe không, hoặc viết các câu trả lời trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của họ, hay là im lặng suy ngẫm những câu trả lời của họ.
Thánh thư |
Tìm Kiếm Điều Gì |
Những Câu Hỏi Áp Dụng |
---|---|---|
Làm thế nào chúng ta được cứu ra khỏi vòng nô lệ thuộc linh và vật chất. |
Trong ba điểm mà Lim Hi đã nhấn mạnh, các em cảm thấy điểm nào mình cần phải cố gắng để củng cố vào lúc này? | |
Tại sao Vua Nô Ê và nhiều người dân của ông đã không hiểu sứ mệnh của Chúa Giê Su Ky Tô. |
Trong cuộc sống của các em có những bằng chứng nào khi mà các giáo lệnh được viết trong lòng của các em? Trong những phương diện nào các em có thể học và giảng dạy sự ngay chính? | |
Các từ và cụm từ quan trọng về nỗi đau khổ của Đấng Cứu Rỗi và sự ghét bỏ Ngài. |
Trong những phương diện nào con người khinh rẻ và ghét bỏ Đấng Cứu Rỗi ngày nay? Một người che mặt không muốn nhìn thấy Ngài bằng cách nào? Một người nào đó sẽ làm ngược lại như thế nào? | |
Chúa Giê Su Ky Tô “đã bứt” vật gì và Ngài “đạt được” điều gì; chúng ta cũng đạt được gì nhờ vào sự hy sinh của Đấng Cứu Rỗi. |
Gần đây, Chúa đã can thiệp thay cho các em trong những phương diện nào? Ngài đã đứng giữa các em và những đòi hỏi của công lý bằng cách nào? |
Để giúp học sinh suy ngẫm về điều họ đã học được trong sinh hoạt thánh thư này và bài học của họ trong tuần, hãy hỏi: Các nguyên tắc và giáo lý mà các em đã học trong tuần này giúp các em trông đợi sự xá miễn tội lỗi của mình như thế nào?
Cho học sinh một cơ hội để làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô.
Một cách để các anh chị em có thể kết thúc bài học hôm nay là đọc Mô Si A 16:13–15 và chia sẻ chứng ngôn của các anh chị em về việc chúng ta cần có Đấng Cứu Rỗi. Một cách khác là để nhấn mạnh cho học sinh biết hai giáo lý hoặc nguyên tắc mà họ đã học được trong tuần này: Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô là nguồn cứu rỗi và Chúa Giê Su Ky Tô đáp ứng những đòi hỏi của công lý cho mọi người chịu hối cải.
(Mô Si A 18–25)
Mô Si A 18–25 cho thấy làm thế nào hai nhóm này đã trốn thoát khỏi vòng nô lệ của kẻ thù và an toàn trở lại Gia Ra Hem La. Các em sẽ học được cách Thượng Đế đã hướng dẫn mỗi nhóm trốn thoát. Một nhóm người đã tuân theo kế hoạch của Ghê Đê Ôn để tiếp rượu cho các lính gác say rượu, và nhóm khác đã trốn thoát bằng cách đi theo An Ma trong khi dân La Man ngủ. Ai đã làm cho dân La Man ngủ?