Thư Viện
Bài Học Tự Học ở Nhà: Gia Cốp 5–Ôm Ni (Đơn Vị 10)


Bài Học Tự Học ở Nhà

Gia Cốp 5Ôm Ni (Đơn Vị 10)

Tài Liệu Chuẩn Bị dành cho Giảng Viên Chương Trình Lớp Giáo Lý Tự Học ở Nhà

Tóm Lược Các Bài Học Tự Học ở Nhà Hằng Ngày

Phần tóm lược sau đây về các giáo lý và nguyên tắc mà các học sinh đã học trong khi họ nghiên cứu Gia Cốp 5Ôm Ni (đơn vị 10) không nhằm mục đích để được giảng dạy như là một phần bài học của các anh chị em. Bài học các anh chị em giảng dạy chỉ tập trung vào một số ít giáo lý và nguyên tắc này. Hãy tuân theo những thúc giục của Đức Thánh Linh trong khi các anh chị em cân nhắc nhu cầu của học sinh.

Ngày 1 (Gia Cốp 5–6)

Trong bài học của họ về câu chuyện ngụ ngôn về cây ô liu trong Gia Cốp 5, các học sinh đã tập trung vào nguyên tắc rằng Chúa yêu thương chúng ta và lao nhọc chuyên cần cho sự cứu rỗi của chúng ta. Học sinh đã ghi lại điều họ đã học được từ Gia Cốp 5 về tình yêu thương của Chúa dành cho họ. Trong Gia Cốp 6, học sinh đã học được rằng chúng ta khôn ngoan để chuẩn bị bây giờ cho sự phán xét bằng cách hối cải và nhận được lòng thương xót của Chúa.

Ngày 2 (Gia Cốp 7)

Học sinh đã học về cuộc chạm trán của Gia Cốp với Sê Rem, một kẻ chống báng Đấng Ky Tô. Họ đã học được rằng khi chúng ta trông cậy vào Chúa, thì chúng ta có thể khắc phục được những thử thách đối với đức tin của chúng ta. Từ tấm gương của Gia Cốp, họ cũng đã học được rằng chúng ta không thể bị lay chuyển trong đức tin của mình nếu chứng ngôn của chúng ta được dựa trên sự mặc khải và những kinh nghiệm thuộc linh thật sự. Ngoài ra, học sinh đã thấy được một sự minh họa về nguyên tắc đó rằng khi chúng ta trả lời cho những thắc mắc hay những lời chỉ trích về đức tin của mình theo những cách mà mời Thánh Linh đến thì chúng ta có thể giúp những người khác tìm đến với Chúa. Học sinh đã viết về cách họ sẽ áp dụng một nguyên tắc mà họ đã nhận ra trong Gia Cốp 7:15−23.

Ngày 3 (Ê Nót)

Từ tấm gương của Ê Nót, học sinh đã học được rằng khi chúng ta thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, thì tội lỗi của chúng ta có thể được tha thứ và chúng ta có thể được làm cho được trọn lành. Họ cũng đã học được rằng khi chúng ta nhận được các phước lành của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, thì chúng ta sẽ tìm cách giúp đỡ những người khác nhận được sự cứu rỗi. Học sinh đã viết về một cách họ có thể áp dụng những nguyên tắc này.

Ngày 4 (Gia Rôm và Ôm Ni)

Trong khi học về Gia Rôm và Ôm Ni, học sinh đã nhận ra lẽ thật sau đây: Khi tuân theo các giáo lệnh của Thượng Đế, chúng ta sẽ được thịnh vượng. Họ đã ghi lại cách Chúa đã ban phước cho họ như thế nào để tuân giữ các giáo lệnh của Ngài. Học sinh cũng đã học vắn tắt về sự di cư của dân Nê Phi đến xứ Gia Ra Hem La và đã bắt đầu nhận biết dân Gia Ra Hem La, dân Gia Rết, và một nhóm dân Nê Phi (dân Giê Níp), là những người đã trở về xứ Nê Phi. Học sinh đã học được nguyên tắc sau đây: Nếu chúng ta đến cùng Đấng Ky Tô và kiên trì đến cùng, thì chúng ta sẽ được cứu. Họ đã kết thúc bài học này bằng cách viết một bài nói chuyện dài từ một đến hai phút về một trong những cách mà A Ma Lê Ki đã khuyến khích chúng ta đến cùng Đấng Ky Tô.

Lời Giới Thiệu

Trong bài học này, học sinh sẽ có cơ hội để xem xét tình yêu thương của Chúa dành cho họ như được cho thấy trong Gia Cốp 5. Nếu có thời gian, các anh chị em cũng có thể muốn giảng dạy cho họ từ Gia Cốp 5 về vai trò của họ với tư cách là tôi tớ của Chúa. Học sinh sẽ có thể thảo luận về các lẽ thật từ Gia Cốp 7 mà có thể giúp họ khi những người khác đặt câu hỏi hay chỉ trích tín ngưỡng của họ. Họ cũng sẽ có cơ hội để nói cho lớp học biết cách họ đã áp dụng điều họ học được từ sách Ê Nót. Ngoài ra, học sinh cũng có thể chia sẻ những bài nói chuyện họ đã chuẩn bị về cách chúng ta có thể lưu tâm đến lời mời gọi được đưa ra trong Ôm Ni để đến cùng Đấng Ky Tô. Nếu các anh chị em muốn họ làm như vậy, thì có thể là điều hữu ích để tiếp xúc trước với một số học sinh và mời họ chuẩn bị để chia sẻ những bài nói chuyện của họ với lớp học.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Gia Cốp 5–6

Gia Cốp trích dẫn câu chuyện ngụ ngôn về cây ô liu để cho thấy rằng Chúa lao nhọc siêng năng cho sự cứu rỗi của chúng ta

Nhắc nhở học sinh rằng trong câu chuyện ngụ ngôn về cây ô liu, các nhánh từ cây ô liu lành nằm rải rác khắp vườn nho. Điều này tượng trưng cho sự phân tán của dân giao ước của Thượng Đế—những người thuộc gia tộc Y Sơ Ra Ên—trên khắp thế gian. Tuy nhiên, cuối cùng, tất cả các cây trong vườn nho đều bị hư hết (xin xem Gia Cốp 5:46). Giải thích rằng điều này tượng trưng cho thời kỳ Đại Bội Giáo.

Mời học sinh im lặng đọc Gia Cốp 5:61–62, tìm kiếm điều Chúa đã chỉ dạy cho tôi tớ của Ngài (vị tiên tri của Ngài) phải làm để giúp những cây đó sinh trái tốt một lần nữa. Rồi hỏi những câu hỏi sau đây:

  • Các em nghĩ các ″tôi tớ″ này có thể ám chỉ ai? (Các vị lãnh đạo Giáo Hội, những người truyền giáo, và tất cả các tín hữu Giáo Hội).

  • Điều gì là độc đáo về thời gian khi các tôi tớ này được kêu gọi phải lao nhọc?

Giải thích ngắn gọn rằng những nỗ lực này tượng trưng cho sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên. Để giúp học sinh thấy được rằng họ là một phần của nhóm các tôi tớ được kêu gọi phải lao nhọc trong vườn nho của Chúa, hãy đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Dean L. Larsen thuộc nhóm túc số Thầy Bảy Mươi. Yêu cầu học sinh lắng nghe người nào ông gọi là “những người làm công cuối cùng trong vườn nho.”

“[Bây giờ] là thời gian trong đó Chúa và các tôi tớ Ngài sẽ có nỗ lực lớn lao cuối cùng để mang sứ điệp về lẽ thật cho tất cả các dân cư trên trái đất và phục hồi các con cháu của Y Sơ Ra Ên thời xưa đã đánh mất nguồn gốc thực sự của họ. …

“Các anh chị em đã đến thế gian khi nền tảng đã được đặt cho công trình vĩ đại này. Phúc âm đã được phục hồi lần cuối cùng. Giáo Hội đã được thành lập ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Mọi việc đều sẵn sàng cho những cảnh gây ấn tượng sâu sắc cuối cùng để đóng diễn. Các anh chị em sẽ là diễn viên chính. Các anh chị em là một trong những người làm công cuối cùng trong vườn nho. … Đây là công việc phục vụ mà các anh chị em đã được chọn” (“A Royal Generation,” Ensign, tháng Năm năm 1983, 33).

Hãy hỏi những câu hỏi sau đây:

  • Anh Cả Larsen nói ai là tôi tớ, hoặc “những người làm công cuối cùng,” được kêu gọi để làm việc trong vườn nho?

  • Các em có những cơ hội nào để phục vụ Chúa và giúp những người khác mang lại “trái tốt”?

Hãy đọc to Gia Cốp 5:71 chung với lớp học. Mời học sinh nhận ra điều Chúa hứa với những người lao nhọc với Ngài. Hỏi học sinh là khi nào thì họ đã cảm thấy được phước vì những nỗ lực của họ để phục vụ Chúa.

Gia Cốp 7

Gia Cốp trông cậy vào Chúa khi ông trực diện với Sê Rem và dẫn dắt đám đông dân Nê Phi tìm đến Chúa

Ghi Chú: Trong Gia Cốp 7 học sinh học về cách Gia Cốp khắc phục sự chống đối đức tin của ông nơi Chúa Giê Su Ky Tô từ một người đàn ông tên là Sê Rem, một kẻ chống báng Đấng Ky Tô. Mặc dù bài học này không tập trung vào kinh nghiệm của Gia Cốp với Sê Rem, nhưng các anh chị em có thể muốn mời học sinh tóm lược những sự kiện và nhận ra một lẽ thật mà họ đã học được từ tấm gương của Gia Cốp. Đặc biệt, các anh chị em có thể muốn nhấn mạnh đến lẽ thật rằng chúng ta không thể bị lay chuyển trong đức tin của mình nếu chứng ngôn của chúng ta được dựa trên sự mặc khải và những kinh nghiệm thuộc linh thật sự.

Ê Nót

Sau khi nhận được sự xá miễn tội lỗi của mình, Ê Nót cầu nguyện cho những người khác và lao nhọc cho sự cứu rỗi của họ

sơ đồ cầu nguyện

Vẽ sơ đồ này lên trên bảng hoặc trên một tờ giấy. Yêu cầu học sinh giải thích sơ đồ này liên quan đến kinh nghiệm của Ê Nót như thế nào.

Chia học sinh ra thành ba nhóm. (Nếu các anh chị em có một lớp học ít người thì một nhóm có thể chỉ có một người). Yêu cầu nhóm đầu tiên đọc Ê Nót 1:4–6 và chuẩn bị để giải thích một lẽ thật chúng ta có thể học được từ lời cầu nguyện của Ê Nót cho bản thân ông. Yêu cầu nhóm thứ hai đọc Ê Nót 1:9–10 và chuẩn bị để giải thích một lẽ thật chúng ta có thể học hỏi từ phần cầu nguyện đó của Ê Nót. Yêu cầu những người trong nhóm thứ ba đọc Ê Nót 1:11–14 và chuẩn bị để giải thích một lẽ thật chúng ta có thể học được từ phần cầu nguyện đó của Ê Nót. Sau đó yêu cầu một thành viên của mỗi nhóm chia sẻ điều họ đã chuẩn bị. Yêu cầu học sinh xem lại ngày 3, phần chỉ định 9 trong nhật ký về việc học thánh thư của họ, và mời một vài người chia sẻ cách họ đã chọn để áp dụng các lẽ thật từ sách Ê Nót.

Gia Rôm và Ôm Ni

Những người lưu giữ biên sử kể lại những nỗi vất vả và phước lành của dân Nê Phi

Nếu học sinh có thắc mắc về những cuộc di cư của nhiều dân tộc khác nhau đến các xứ ở Tây Bán Cầu, thì các anh chị em có thể muốn thảo luận với họ về tài liệu trong sách học dành cho học sinh về Ôm Ni 1:1−30, kể cả lời phát biểu của Chủ Tịch Anthony W. Ivins thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn.

Mời học sinh xem lại các bài nói chuyện họ đã chuẩn bị về việc đến cùng Đấng Ky Tô (ngày 4, phần chỉ định 4). Nếu thời gian cho phép, các anh chị em có thể yêu cầu vài học sinh trình bày những bài nói chuyện của họ cho lớp học. Nếu các anh chị em yêu cầu học sinh trước để đưa ra bài nói chuyện của họ, thì hãy chắc chắn dành ra đủ thời gian để họ làm như vậy.

Hãy chắc chắn cám ơn học sinh về sự tham gia của họ. Làm chứng về tình yêu thương mà Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô dành cho mỗi học sinh của các anh chị em, và bảo đảm với họ rằng khi họ đến cùng Đấng Ky Tô với hết cả tâm hồn họ, thì họ sẽ được cứu vào vương quốc của Ngài.

Lời Mặc MônMô Si A 6)

Trong đơn vị kế tiếp, học sinh sẽ đọc về một thiên sứ của Thượng Đế hiện ra với Vua Bên Gia Min, chỉ dẫn ông, và cho ông biết điều ông phải nói với dân của ông (xin xem Mô Si A 3). Vua Bên Gia Min đưa ra những lời này cho dân của ông, là những người đã trải qua một sự thay đổi lớn lao trong lòng họ.